Home / Cá nước ngọt / Cá lóc

Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Trong Ao Đất

Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Trong Ao Đất
Publish date: Friday. February 11th, 2011

I. Kỹ thuật ương nuôi cá lóc:

1. Ương cá bột 5 ngày tuổi (chiều dài khoảng 6 cm) thành cá giống 60 ngày tuổi (chiều dài khoảng 6-12 cm).

a. Điều kiện ao ương:

- Diện tích 200-1000 m2, giữ nước được trong mùa kiệt và không bị nậgp trong mùa lũ. Nguồn nước không bị nhiễm bẩn, nhiễm phèn. Cấp thoát nước chủ động, độ sâu 1,2-1,5 m.

- Bón vôi để diệt tạp, diệt mầm bệnh và tăng pH (không bị phèn). Liều lượng vôi: 10-15 kg/100 m2 ao (ao mới đào).

b. Bón phân tạo thức ăn tự nhiên:

- Bón phân chuồng (phân gà, bò, heo....) ủ cho hoai, liều lượng 10-15kg/100 m2 ao.

- Bón phân đạm (phân urê) 300 gram/100 m2 ao, phân lân 100 gr/ 100 m2 ao. Khi phân bón lót đã phân hủy hết (6-7 ngày) nước có màu xanh đọt chuối thì tiến hành thả cá vào ương.

c. Mật độ thả ương:

Mật độ thả cá ương từ 5.000- 10.000 con cá bột/100m2 ao. Nếu ương cá bằng vèo đặt trong ao (có những điều kiện như trên) mật độ ương là 800- 1000 con/ 1 m2 vèo.

d. Cho ăn và chăm sóc:

- Giai đoạn cá 5-15 ngày tuổi: Chủ yếu cho ăn động vật phù du (trứng nước), kết hợp với bón phân tạo màu nước xanh đọt trước.

Trong trường hợp thiếu hợp những loại thức ăn trên có thể cho cá ăn cua, cá tạp xay nhuyễn: 1 kg cua, cá tạp/ 10.000 cá con/ngày.

- Giai đoạn cá 18-25 ngày tuổi: Vẫn sử dụng những loại thức ăn trên và bổ sung thêm Vitamin C, Vitamin ADE. Lúc này cá đã có màu vàng, trên thân xuất hiện vẫy, cá mẹ không còn quanh quẩn bên cá con và cá con cũng bắt đầu tách đàn sống độc lập.

- Giai đoạn cá 25-35 ngày tuổi: Cá đã có màu đen giống cá trưởng thành, chiều dài 2-6 cm. Ăn được cá tạp xay nhuyễn, lượng cho ăn khoảng 10% trọng lượng thân cá. Tỉ lệ sống đến giai đoạn này khoảng 80%.

- Giai đoạn cá 35- 60 ngày tuổi: Thân dài 6-12 cm đạt tiêu chuẩn cá giống. Cho cá ăn các loại cá tạp, tôm tép, liều lượng 8% trọng lượng cá. Tỉ lệ sống trong giai đoạn này khoảng 60%. Lúc này đã có thể tuyển lựa cá đồng cở đưa ra ao lớn nuôi thành cá thịt.

2. Nuôi cá lóc thương phẩm:

- Vì là loài cá dữ chuyên bắt mồi sống nên giai đoạn nuôi thịt không cần bón phân gây màu nước. Trong ao nuôi, ngoài sử dụng các loại cá tạp, cá còn có thể ăn các thức ăn chế biến có hàm lượng đạm cao, lượng cho ăn chiếm từ 5-6% trọng lượng cá.

- Mật độ thả nuôi: 8-10 con/1m2 ao.

- Nuôi 8 tháng cá đạt trọng lượng trung bình 600 gr/con.

- Hệ số thức ăn của cá lóc là 5-6 kg thức ăn/1 kg cá.

3. Nuôi cá lóc trong bè:

Chọn những nơi có chất nước tốt, không bị ô nhiễm có mực nước sâu. Cần tránh nững nơi có tàu bè qua lại, đặc biệt cần tránh xa nguồn nước thải của các nhà máy công nghiệp hóa chất, nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu.....

Để giảm hao hụt và thuận tiện khi nuôi nên thả cá lớn (15-30 gr/con đối với cá lóc bông, 10-15 gr/con đối với cá lóc thường) và cá đã quên sử dụng thức ăn chế biến. Nếu cá nhỏ hơn cần có bè nuôi riêng cho đến khi cá đạt kích thước trên. Mật độ thả nuôi trung bình từ 120-130 con/m3. Kích cở cá đều nhau, khỏe mạnh, cơ thể cân đối.

Về vấn đề lâu dài cần phải dùng thức ăn chế biến hoặc thức ăn tự chế để nuôi cá lóc trong bè. Bởi vì loại thức ăn này dễ bảo quản, chuyên chở thuận tiện và tận dụng được nguồn phế liệu phụ phẩm của nhà máy chế biến.

Khả năng sử dụng thức ăn của cá thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của cơ thể cá. Lúc cá còn nhỏ cần cho ăn nhiều hơn cá lớn, có thể tham khảo theo bảng sau:

Kích cở cá giống (gr/con) Khẩu phần ăn (%)/ trọng lượng cá
Nhỏ hơn 10 10-12
10-20 8-10
20-30 5-8
30-50 5-8
50-100 5-8
Lớn hơn 100 3-5

Cần thường xuyên kiểm tra bè nuôi nhất là nơi có đặt “ mặt đục” bằng lưới, dây neo. Đồng thời tiến hành làm vệ sinh bè để được thông thoáng, không thả cá mật độ quá dày.

II. Phòng trị bệnh cá lóc

- Cá ương ở giai đoạn dưới 25 ngày tuổi, bệnh thường gặp là bệnh do ký sinh trùng gây nên, phòng bệnh này bằng cách định kỳ 10-15 ngày bón vôi bột (CaCO3) liều lượng 3-4kg/100m2 hòa với nước, lóng trong, sau đó lấy nước trong đó tạt vào ao (làm nhiều lần), đối với bè treo túi vôi thì liều lượng khoảng từ 2-4kg/10m3. Giữ cho nước có màu vàng lợt hoặc xanh đọt chuối. Cấp, thay nước và tạo dòng chảy để đảm bảo đủ lượng oxy cho ao, tránh ương mật độ dày. Thường xuyên dùng muối ăn tưới ao, liều lượng 1-2 kg/m3 nước ao.

- Cá ương ở giai đoạn lớn hơn 25 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi: Ở giai đoạn này cá hao hụt nhiều nhất. Bệnh thường gặp là viêm ruột do cá chuyển loại thức ăn.

Biện pháp phòng: Thường xuyên trộn muối ăn vào cá mồi trước khi xay nhuyễn, bón vôi bột 3-4 kg/100m2 ao (hòa nước lóng trong, lấy nước trong tạt ao). Trộn thuốc Sunfadimezin: 2gr + Vitamine C: 1 gr vào 1kg cá mồi, mỗi tháng cho ăn liên tục 3 ngày.

- Giai đoạn nuôi cá thịt: Thường gặp bệnh viêm ruột, ghẻ lở, rận cá.

+ Phòng bệnh: Giữ vệ sinh ao, thường xuyên bón vôi như trên.

+ Trị bệnh: (Sunfa 20gr + Oxytetra 5gr)/100 kg cá. Liên tục 6 ngày.

Lưu ý: Trộn thuốc vào bột gòn, sau đó rắc lên thức ăn đã xay nhuyễn. trong quá trình nuôi nên xổ giun cho cá (có thể dùng thuốc xổ giun cho heo, liều sử dụng bằng ½).


Related news

Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Bông Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Bông

Cá Lóc bông (Channa micropeltes Cuvier & Valencienes 1831) là loài cá dữ, nhưng thịt thơm ngon và rất được ưa chuộng. Kích cỡ cá lớn nhất đạt tới chiều dài 130cm, nặng 20kg

Friday. February 11th, 2011
Phương Pháp Nuôi Cá Lóc Phương Pháp Nuôi Cá Lóc

Cũng giống như ương nuôi các loài cá bột khác, trước khi thả cá phải tẩy dọn ao sạch, gây nuôi thức ăn tự nhiên sẵn trong ao. Mật độ nuôi 5 - 10 vạn/666m2, thông thường là 6 - 7 vạn. Trong 7 - 8 ngày đầu chưa cần cho ăn, sau đó vừa cho ăn vừa bón phân, mỗi vạn cá bột cho ăn 3 - 4kg tảo trần, nuôi như vậy 18 - 20 ngày khi toàn thân cá biến thành màu vàng bắt đầu xuất hiện vảy, sau đó biến thành màu đen, thân dài 3 - 6 cm, tỉ lệ sống 60 - 65%.

Tuesday. January 31st, 2012
Nuôi Cá Lóc Trong Mùng Lưới Nuôi Cá Lóc Trong Mùng Lưới

Nuôi cá lóc thịt trong mùng lưới (vèo) xuất hiện ngẫu nhiên tại vùng lũ những năm gần đây. Người dân nuôi cá lóc đã nghĩ đến dùng lưới thưa để tiện việc quản lý và cho cá ăn nhằm hạn chế thiệt hại.

Tuesday. January 31st, 2012
Chú Ý Khi Nuôi Cá Lóc Con Và Cá Lóc Thịt Chú Ý Khi Nuôi Cá Lóc Con Và Cá Lóc Thịt

Căn cứ vào tính ăn của cá lóc có thể nuôi ghép với cá nuôi như cá mè, trôi, chép, trắm cỏ, rô phi, diếc để khống chế mật độ của những loài cá tạp và những cá sinh đẻ nhiều như cá rô phi, cá diếc nhằm đảm bảo thức ăn cho các loài cá kinh tế chủ yếu, cải tạo và nâng cao sức sản xuất các vùng nước. Tuy vậy, khi nuôi, cần tính cẩn trọng chú ý tỉ lệ, mật độ, kích cỡ cá thả.

Tuesday. January 31st, 2012
Ép Cá Bông Giống Chóng Giàu Lên - Nghề Mới Trên Đất Cù Lao Đồng Tháp Mười Ép Cá Bông Giống Chóng Giàu Lên - Nghề Mới Trên Đất Cù Lao Đồng Tháp Mười

Thị trường xuất khẩu cá tra, ba sa càng sôi động, chính là động lực thúc đẩy người chăn nuôi đầu tư mạnh, khiến diện tích các ao, hầm và mặt nước sông ở các tỉnh An Giang và Đồng Tháp tăng rất đang kể trong thời gian gần đây. Bên cạnh hai loại cá tra, ba sa, ở ĐBSCL còn có một loại cá có chất lượng thịt rất ngon được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng và hy vọng có ngày được góp mặt với bè bạn năm châu, đó là cá bông. Để giảm tỉ lệ hao hụt trong chăn nuôi và chất lượng thịt ngon đáp ứng yêu cầu thị trường, chọn con giống là khâu quan trọng đối với người nuôi.

Tuesday. January 31st, 2012