Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rau An Toàn Ra Chợ

Rau An Toàn Ra Chợ
Publish date: Saturday. May 10th, 2014

Thời gian qua, có không ít dự án rau an toàn (RAT) được người nông dân theo đuổi, thế nhưng không bao lâu thì nhiều mô hình RAT phải “phá sản”.

Với quyết tâm đưa RAT đến với người tiêu dùng và cũng xác định vai trò phát triển kinh tế của RAT đối với đời sống và thu nhập của người dân vùng màu, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã phối hợp cùng Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện... cho ra mắt mô hình bán RAT tại các chợ. Sau gần 3 tháng triển khai mô hình, bước đầu mang lại hiệu quả.

Phòng NN&PTNT huyện Lấp Vò chọn 3 hộ nông dân tại xã Mỹ An Hưng B thực hiện 2 mô hình trồng RAT với diện tích gần 7.000m2 làm thí điểm. Các hộ dân trồng rau theo hướng an toàn sinh học, có ghi sổ nhật ký bón phân, phun thuốc trừ sâu theo quy trình kỹ thuật do cán bộ chuyên môn hướng dẫn. Ngoài ra, Phòng cũng hỗ trợ mỗi mô hình gần 22 triệu đồng để làm nhà lưới và hệ thống tưới phun, dây cột rau...

Ông Tô Phước Lập - Tổ trưởng Tổ Hợp tác RAT xã Mỹ An Hưng B cho biết: “Bước đầu trồng cũng “hơi ngán” vì nông dân còn quen với cách canh tác cũ, việc ghi chép nhật ký, tuân thủ quy trình kỹ thuật chưa quen nên tương đối khó khăn, nhưng nhờ cán bộ nông nghiệp theo sát hướng dẫn, đến nay, sau hơn 3 tháng trồng đã dần dần quen được cách làm mới”.

Hiện tại, Tổ Hợp tác đang trồng trên 6 loại rau dưa các loại. Trong đó, nhiều nhất là rau muống và mồng tơi với diện tích trên 3.000m2, còn lại là dưa leo, đậu bắp, rau dền...

Để đảm bảo cung cấp cho thị trường, các diện tích cũng như từng loại rau sẽ được xuống giống rải ra, không tập trung nhằm tạo sự liên tục, tránh ùn ứ. Bên cạnh đó, để kiểm tra chất lượng sản phẩm, sau khi thu hoạch, RAT còn được kiểm tra dư lượng nông dược tại chỗ trước khi sơ chế và đem ra các chợ tiêu thụ.

Tại các chợ, Hội LHPN huyện sẽ làm công tác tuyên truyền, vận động chị em tiểu thương tham gia kinh doanh RAT bên cạnh rau thông thường. Mỗi hộ kinh doanh được hỗ trợ 1 tủ kính đựng RAT.

Chị Nguyễn Kim Nghĩa, chủ một cửa hàng tạp hóa chợ Mỹ An Hưng B cho biết: “RAT có giá cao hơn rau thường từ vài ngàn đồng, ban đầu bán cũng ít nhưng nhờ giới thiệu nên dần dần có nhiều khách hàng ghé qua quầy RAT.

Trung bình mỗi ngày tôi bán được vài chục kí RAT, tuy so với rau thường không là bao nhưng tôi cũng tích cực giới thiệu đến người tiêu dùng”.

Được biết, RAT hiện tại được bày bán tại 6 chợ trên địa bàn huyện Lấp Vò thuộc các xã: Tân Mỹ, Tân Khánh Trung, Mỹ An Hưng B, Vĩnh Thạnh, Bình Thành và thị trấn Lấp Vò với sản lượng tiêu thụ mỗi ngày gần 1 tấn rau.

Ông Trần Văn To - Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Lấp Vò nhận định, mô hình đưa RAT ra chợ mang lại hiệu quả bước đầu, giúp thay đổi nhận thức của người dân trong canh tác rau tại vùng màu, cung cấp RAT đến người tiêu dùng. Trong thời gian tới, Phòng NN&PTNT cùng các phòng liên quan sẽ họp rút kinh nghiệm để nhân rộng ra các chợ khác trên địa bàn, cũng như mở rộng diện tích canh tác RAT.

Còn theo ông Tô Phước Lập - Tổ trưởng Tổ Hợp tác RAT xã Mỹ An Hưng B bán RAT ra chợ là điều rất phấn khởi với ông và nhiều hộ sản xuất. Thế nhưng, ông cũng lo lắng khi xây dựng được hình ảnh RAT trong mắt người tiêu dùng thì sẽ dễ bị “nhái” từ các loại rau thông thường khác, dẫn tới mất uy tín.

Bởi, mẫu mã RAT hiện nay tương đối bắt mắt nhưng vẫn còn thô sơ và dễ dàng “nhái”, do đó ông kiến nghị huyện sớm có chính sách “bảo hộ” cho sản phẩm RAT để đây thật sự là một bước chuyển quan trọng, nhằm nâng cao giá trị của rau màu trên địa bàn huyện.


Related news

Cắt vụ luân canh, xen canh để có những vụ tôm nuôi thắng lợi Cắt vụ luân canh, xen canh để có những vụ tôm nuôi thắng lợi

Để có thể làm giàu và đổi đời được với nghề nuôi tôm, nhất là nuôi tôm công nghiệp thật không hề dễ dàng như nhiều người hằng mơ ước, nhưng cũng không hẳn quá khó khăn đến nỗi không thể vươn tới. Bằng chứng là trong số hàng vạn người nuôi tôm nói chung và nuôi tôm công nghiệp nói riêng, đã có không ít người thành công. Vì sao họ có thể thành công như thế?.

Saturday. May 2nd, 2015
Đồng Tháp phát triển ngành thủy sản theo hướng liên kết chặt chẽ giữa các khâu Đồng Tháp phát triển ngành thủy sản theo hướng liên kết chặt chẽ giữa các khâu

Ngày 24/4, Hiệp hội Thủy sản tỉnh Đồng Tháp tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2015-2020. Theo Hiệp hội Thủy sản, tính đến cuối năm 2014, vùng nuôi thủy sản tỉnh đạt 7.600ha, sản lượng 474.500 tấn, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt trên 541 triệu USD (tăng 3,6 lần so với đầu nhiệm kỳ), sản phẩm cá tra có mặt gần 100 thị trường trên thế giới. Hiệp hội tham gia tích cực vào Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh;

Saturday. May 2nd, 2015
Phù Cát (Bình Định) phát triển kinh tế thủy sản Phù Cát (Bình Định) phát triển kinh tế thủy sản

Huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định) hiện có 1.023 tàu thuyền, tổng công suất 112.898 CV, tăng 14.436 CV so với cùng kỳ năm trước. Trong số 365 tàu có công suất 90 CV trở lên, có 294 tàu được tỉnh phê duyệt đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu đánh bắt xa bờ. Trong đó có 53 tàu trực tiếp khai thác đánh bắt xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc, đã được hỗ trợ hơn 16 tỉ đồng với 275 chuyến biển.

Saturday. May 2nd, 2015
Quản lý chất lượng con giống để đối phó với EMS Quản lý chất lượng con giống để đối phó với EMS

Tôm giống sạch bệnh EMS chỉ đóng góp 50% khả năng thành công nhưng tôm giống nhiễm bệnh EMS có thể tạo ra gần 100% khả năng thất bại. Chính vì thế, siết chặt chất lượng con giống sẽ là bước đầu tiên quyết định sự thành công của vụ nuôi.

Saturday. May 2nd, 2015
Kiên Giang khắc phục tình trạng tôm chết Kiên Giang khắc phục tình trạng tôm chết

Sau khi thu hoạch dứt điểm lúa mùa vào cuối tháng 2, nông dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang tập trung cải tạo đồng ruộng tiếp tục thả tôm nuôi với tổng diện tích gần 40.000 ha. Tuy nhiên, từ đầu vụ đến nay có khoảng 6.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại từ 50% trở lên, trong đó hơn 140 ha thiệt hại 100% do ảnh hưởng thời tiết khô hạn, độ mặn cao, thiếu nước và những yếu tố bất lợi khác.

Saturday. May 2nd, 2015