Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Đàn Vật Nuôi Dịp Tết Nguyên Đán

Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Đàn Vật Nuôi Dịp Tết Nguyên Đán
Publish date: Wednesday. February 11th, 2015

Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, hoạt động buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm tại các chợ lớn, nhỏ trên địa bàn tỉnh diễn ra rất tấp nập.

Chiều ngày 10-2 (tức ngày 22 tháng Chạp năm Giáp ngọ 2014), dạo quanh các chợ Đồng Quang, Thái, Túc Duyên... và tìm hiểu tại một số hộ chuyên kinh doanh  gia cầm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, chúng tôi nhận thấy lượng người mua gà rất nhiều.

Bà Nguyễn Thị Hợp, một người kinh doanh gà lâu năm ở tổ 13, phường Hoàng Văn Thụ (T.P Thái Nguyên) cho biết: Mặc dù ngày mai mới là Tết ông Công, ông Táo, nhưng nhiều người đã mua gà từ hôm nay. Hầu hết các khách hàng đều thuê chúng tôi giết thịt ngay tại chỗ...

Hiện, toàn tỉnh có khoảng 600 nghìn con lợn; trên 10 triệu con gia gia cầm; hơn 100 nghìn con trâu, bò. Kiểm soát dịch bệnh tốt, tỉnh sẽ không phải chi khoảng 30 tỷ đồng/năm hỗ trợ cho công tác tiêu hủy gia súc, gia cầm mắc bệnh.

Thực tế trên cho thấy, những ngày giáp Tết Nguyên đán, hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm gia trên địa bàn tỉnh tăng do nhu cầu của người tiêu dùng tăng, khiến cho nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn vật nuôi rất cao. Thêm vào đó, tình hình thời tiết ở Thái Nguyên đang diễn biến phức tạp khi xuất hiện mưa phùn; rét đậm, rét hại kéo dài; ẩm độ cao.

Đây là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tái bùng phát, lây lan trên địa bàn tỉnh. Một điều đáng lo ngại nữa là, dịch lở mồm long móng (LMLM) gia súc đã phát sinh tại 5 tỉnh là Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Yên Bái và Lào Cai, trong đó, Lạng Sơn là tỉnh giáp ranh với Thái Nguyên.

Ông Lê Đắc Vinh, Chi Cục trưởng Chi cục Thú y cho biết: Măc dù 3 năm nay, Thái Nguyên không xảy ra các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như LMLM gia súc, tai xanh ở lợn, cúm gia cầm nhưng chúng tôi vẫn chỉ đạo quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, nhất là vào thời điểm giáp Tết nguyên đán Ất Mùi 2015 như hiện nay.

Với quan điểm phòng hơn chống, chủ động thực hiện mọi biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh, hiện, các địa phương trong tỉnh đang kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật, trong đó phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên nhằm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, phát hiện dịch bệnh chặt chẽ đến cơ sở; xây dựng kế hoạch, kinh phí và chuẩn bị sẵn các điều kiện nhân lực, vật tư để chủ động ứng phó khi có dịch xảy ra.

Cùng với đó là triển khai công tác thống kê đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn, xây dựng kế hoạch để triển khai tiêm phòng vắc xin sớm cho đàn vật nuôi nhằm tạo miễn dịch chủ động để phòng, chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như LMLM gia súc, tai xanh ở lợn, cúm gia cầm…

Theo đó, Chi cục Thú y cũng đã tham mưu với tỉnh trong việc chỉ đạo UBND cấp huyện yêu cầu các xã, thị trấn và các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh xuống tận thôn, xóm, hộ chăn nuôi; chú trọng kiểm tra tại các xã có ổ dịch cũ, vùng chăn nuôi tập trung, các tụ điểm buôn bán gia súc, gia cầm nhằm phát hiện sớm các ổ dịch và khống chế dịch bệnh lây lan.

Bên cạnh đó là tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp không chấp hành theo quy định.

Đồng thời, triển khai công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng tại các vùng có nguy cơ cao xảy ra dịch trên địa bàn; tuyên truyền đến tận hộ chăn nuôi thường xuyên quét dọn, phun khử trùng, rắc vôi bột ở nơi ra vào chuồng trại để giảm thiểu mức độ lây lan của dịch bệnh; thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi, đảm bảo dự trữ thức ăn đầy đủ trong những ngày rét đậm, rét hại, mưa phùn kéo dài.

Năm 2014, tổng số hóa chất cấp phát phục vụ tiêu độc, khử trùng phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi là 15 nghìn lít.

Được biết, cũng với mục đích bảo vệ đàn vật nuôi, hiện nay, Chi cục Thú y đã thành lập đoàn kiểm tra để tiến hành kiểm tra tại các chợ và các tụ điểm giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan từ các hoạt động buôn bán, giết mổ.

Theo đó, tỉnh cũng sẽ thành lập các đội kiểm tra bao gồm ngành Nông nghiệp, Trạm Thú y, Công an, Quản lý thị trường nhằm tăng cường công tác thanh, kiểm tra và xử phạt nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập lậu trái phép, không có nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định; kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong dịp Tết nguyên đán.

Để công tác phòng, chống dịch đàn vật nuôi trong dịp Tết Nguyên đán nói riêng, trong năm 2015 nói chung đạt kết quả tốt, các cấp, ngành chức năng cũng cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các bản tin, đài phát thanh, loa đài tại địa phương về các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi; thực hiện ký cam kết đối với các tổ chức, cá nhân không buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật bất hợp pháp gây nguy cơ bùng phát dịch bệnh và đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ người dân...


Related news

Vì Sao Phải Ứng Dụng Tiêu Chuẩn Sản Xuất An Toàn Thực Phẩm Trên Cây Trái? Vì Sao Phải Ứng Dụng Tiêu Chuẩn Sản Xuất An Toàn Thực Phẩm Trên Cây Trái?

Đó là chủ đề chính trong hội thảo khoa học vừa được Sở Khoa học và Công nghệ, UBND huyện Chợ Lách và Ban Quản lý Dự án DBRP phối hợp tổ chức tại Chợ Lách (Bến Tre). Nhiều nhà khoa học đến từ các viện, trường và hàng trăm nông dân trong, ngoài tỉnh đã đến dự.

Sunday. July 7th, 2013
Mở Rộng Mô Hình Chăn Nuôi Hươu Quy Mô Lớn Ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) Mở Rộng Mô Hình Chăn Nuôi Hươu Quy Mô Lớn Ở Hương Sơn (Hà Tĩnh)

Lâu nay, nghề chăn nuôi hươu ở huyện miền núi Hương Sơn đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Đặc biệt trong thời gian gần đây bằng nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp nên nghề chăn nuôi hươu trên địa bàn đã có bước phát triển vượt bậc, việc xây dựng mô hình theo hướng tập trung hàng hóa thực sự có sức lan tỏa rộng lớn trong nếp nghĩ, cách làm của hầu hết người dân.

Monday. April 8th, 2013
Tập Huấn Kỹ Thuật Phòng Trừ Ruồi Đục Quả Táo Tập Huấn Kỹ Thuật Phòng Trừ Ruồi Đục Quả Táo

Tại buổi tập huấn, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con tìm hiểu các triệu chứng, đặc điểm, chu trình gây hại của ruồi đục quả và biện pháp phòng trừ bằng bẫy bả sinh học Ento – Pro. Qua đó giúp nông dân phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, nâng cao năng suất, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm táo.

Thursday. August 15th, 2013
Hiệu Quả Cánh Đồng Mẫu Vùng Đầu Nguồn An Giang Hiệu Quả Cánh Đồng Mẫu Vùng Đầu Nguồn An Giang

Tổng kết sản xuất vụ thu đông năm 2012, nông dân xã Tân Thạnh – vùng đầu nguồn của thị xã. Tân Châu (tỉnh An Giang) vô cùng phấn khởi bởi hiệu quả từ cánh đồng mẫu mang lại. Với năng suất thu hoạch đạt 7,1 tấn/ha, giá lúa 5.000 đồng/kg, giá thành sản xuất chỉ 2.800 đồng/kg; sau khi trừ chi phí còn thu lợi nhuận trên mỗi ha 15,5 triệu đồng.

Thursday. February 21st, 2013
Sử Dụng Phụ Phẩm Trong Nông Nghiệp Làm Thức Ăn Cho Bò Sử Dụng Phụ Phẩm Trong Nông Nghiệp Làm Thức Ăn Cho Bò

Đối với loại vỏ xơ mít ủ chua cùng bột ngô theo tỷ lệ 3%, 6% và 9% trong thành phần với thời gian trên 90 ngày. Sử dụng vỏ xơ mít ủ chua nuôi bò, hiệu quả kinh tế cao hơn cho ăn rơm ủ urê. Kết quả là nhằm kết hợp tốt giữa sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả với chăn nuôi.

Thursday. August 15th, 2013