Lợi ích phân trung vi lượng hữu cơ

Một sản phẩm phân trung vi lượng
Hiện phân bón trong nước rất phong phú về chủng loại. Trong đó, có những nhóm sản phẩm thuần túy là phân vô cơ hoặc phân hữu cơ có vai trò và công dụng khá rõ ràng.
Tuy nhiên, loại phân trung vi lượng hữu cơ có công dụng thế nào?
Về mặt ý tưởng của nhà SX: P
hân trung vi lượng hữu cơ là loại sản phẩm đa dụng nhằm giúp nhà nông có thêm sự lựa chọn dễ dàng khi cần bổ sung dinh dưỡng cân đối cho cây trồng, đặc biệt là khi sử dụng các loại phân đơn (N, P, K) tự trộn.
Về mặt thực tiễn sử dụng:
Phân trung vi lượng hữu cơ sẽ cung cấp khá đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết (bao gồm cả hữu cơ và vô cơ) đã sẵn có trong cùng 1 sản phẩm với hàm lượng cân đối cho cây trồng, vì được các nhà SX định lượng theo công thức sau khi thực hiện thí nghiệm trên đồng ruộng.
Sản phẩm phân trung vi lượng trên nền hữu cơ có rất nhiều tác dụng:
Một là, chất hữu cơ là vật liệu lý tưởng giúp cải tạo chất lượng đất trồng, làm tăng độ tơi xốp, tăng khả năng giữ ẩm và các chất dinh dưỡng (kể cả các thành phần phân bón), tạo ra môi trường sống phong phú cho quần thể sinh vật đất.
Hai là, các loại acid mùn như acid humic và acid fulvic, là thành phần chủ yếu của hợp chất mùn trong vật chất hữu cơ, có chức năng kích thích hệ rễ cây trồng phát triển mạnh mẽ, giúp cây trồng hấp thu tốt các chất dinh dưỡng và tăng cường khả năng chống chịu đối với các tác nhân gây bệnh trong đất (như tuyến trùng, nấm bệnh hại rễ…).
Một sản phẩm phân trung vi lượng
Ba là, các chất trung, vi và siêu vi lượng được lưu giữ bởi thành phần keo mùn của hợp chất hữu cơ, làm giảm thất thoát và cung cấp dinh dưỡng liên tục cho cây trồng.
Vai trò của một số chất trung vi lượng đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng như:
(1) Canxi (Ca) cần thiết cho sự phân chia tế bào cây trồng được bình thường, được xem như chất giải độc bằng cách trung hòa acid hữu cơ, tăng khả năng hút đạm và tăng tính chống chịu;
(2) Magiê (Mg) là nhân của diệp lục tố, giúp cây hút lân dễ dàng, vận chuyển lân và chất đường trong cây diễn ra nhanh hơn;
(3) Lưu huỳnh (S) là thành phần của các axit amin tạo mùi thơm, protein, coenzyme A và các vitamin.
Lưu huỳnh làm tăng chất lượng nông sản như tăng mùi thơm cho cà phê, trái cây, tăng hàm lượng dầu cho cây cọ dầu, đậu phộng;
(4) Silic (Si) làm cho cây cứng cáp, chống đổ ngã, tăng diện tích quang hợp của lá và chống chịu sâu bệnh, khô hạn, nhiễm mặn, ngộ độc hữu cơ và hấp thu tốt dinh dưỡng;
(5). Đồng (Cu) thúc đẩy chức năng hô hấp của cây, xúc tiến quá trình hình thành vitamin A. Đồng thời, làm tăng hiệu lực hấp thu kẽm, Mangan, Bo…;
(6) Kẽm (Zn) tăng khả năng chịu hạn, tăng cường khả năng sử dụng lân và đạm. Cây thiếu Zn bị giảm năng suất rõ rệt;
(7) Sắt (Fe) có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây, thiếu Fe cây không thể tổng hợp diệp lục và lá bị hủy hoại;
(8) Mangan (Mn) làm cho rễ to khỏe, nẩy mầm sớm, trổ bông đều, tỷ lệ đậu trái cao, hạt chắc mẩy và làm tăng hiệu lực hút lân;
(9) Bo (B) tăng tỷ lệ ra hoa, đậu trái; thiếu Bo cây dễ bị thối noãn khi trổ hoa; lá phát triển không bình thường, nửa trên của lá có màu vàng xanh ô liu hoặc xanh vàng, hoặc rụng trái non;
Một sản phẩm phân trung vi lượng
(10) Molyden (Mo) xúc tiến quá trình cố định và sử dụng đạm của cây, cần thiết cho vi khuẩn (Rhizobium) cố định đạm. Molyden có mặt trong thành phần các hợp chất hữu cơ;
(11) Clo (Cl) tham gia vào các phản ứng chuyển hóa năng lượng trong cây, hoạt hóa các men, vận chuyển của canxi, magiê, kali trong cây; kiểm soát sự thoát hơi nước của cây;
(12) Coban (Co) rất cần cho quá trình cố định đạm không khí của vi sinh vật, cây họ đậu.
Co làm tăng khả năng hút lân của cây.
Co rất thích hợp với các loài cây có nhiều vitamin B12.
Ngoài ra, các sản phẩm phân bón trung vi lượng trên nền chất hữu cơ được sản xuất dưới 2 dạng phổ biến là:
i) Dạng bột: Được khuyến cáo sử dụng cho cây trồng cạn như rau, đậu, bắp (ngô), cây ăn quả, cây cà phê, cây hồ tiêu…
ii) Dạng hạt: Khuyến cáo sử dụng cho ruộng lúa hoặc trộn chung với các loại phân NPK dạng hạt và bón bằng máy cho vườn cao su, khoai mì, mía…
Related news

Nuôi tôm càng xanh luân canh trong vuông tôm sú là mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao cho nông dân huyện Thới Bình (Cà Mau). Điều này làm bất ngờ đối với người dân địa phương, bởi trước đây người dân chỉ dám mơ ước 1 vụ tôm, 1 vụ lúa, thế mà từ những thử nghiệm ban đầu, đến nay người dân xã Biển Bạch phấn khởi vì nuôi tôm càng xanh tăng thu nhập gấp đôi vụ lúa.

Mô hình nuôi heo rừng lai được triển khai thử nghiệm ở huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) từ năm 2010, với kinh phí 1,3 tỷ đồng trích từ nguồn vốn 30a. Mô hình hứa hẹn sẽ giúp đồng bào miền núi giải quyết bài toán trồng cây gì, nuôi con gì để thoát nghèo. Thế nhưng, qua hơn 1 năm triển khai, mô hình trên đã không mang lại hiệu quả.

Ông Huỳnh Kim Khánh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa, vừa cho biết: Tại Khánh Hòa, tính đến thời điểm này đã có khoảng 50 tấn tôm hùm nuôi bị chết (chủ yếu do bệnh sữa), ước thiệt hại cho người nuôi trên 50 tỷ đồng. Hiện nay, phác đồ mới điều trị bệnh sữa trên tôm hùm chỉ mới áp dụng thực nghiệm trên 10 hộ nuôi tại huyện Vạn Ninh. Kết quả còn chờ Bộ NN-PTNT thẩm định, đánh giá. Theo ông Khánh, hiện người nuôi tôm đang lạm dụng thuốc kháng sinh để chữa bệnh cho tôm.

Xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp nép bên bờ sông Hậu một thời có chợ Chiếu nổi tiếng, nay có thêm chợ Rơm. Khác với chợ Chiếu chuyên họp về đêm, chợ Rơm họp ngày với các ghe rơm chất ngất, chủ yếu bán cho người SX nấm...

Hiện nay, xu hướng tiêu dùng rau hữu cơ (RHC) ngày càng tăng trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, vì đây là sản phẩm an toàn trong bảo vệ sức khỏe và môi trường. Tại Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng, khi mức sống của người dân ngày càng được nâng cao thì xu hướng sử dụng RHC ngày càng tăng. Tại các quận, huyện ngoại thành TP. HCM các mô hình trồng rau sạch đều được bà con nông dân áp dụng thành công và mang lại nhiều kết quả khả quan cho gia đình và xã hội.