Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng nhanh công trình khí sinh học cỡ nhỏ

Tăng nhanh công trình khí sinh học cỡ nhỏ
Publish date: Wednesday. November 11th, 2015

Nhưng chỉ sau 3 năm triển khai, đã có hơn 23.000 công trình KSH “chào đời”.

Trước thành công vượt bậc trên, Bộ NN-PTNT kiến nghị Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tăng mục tiêu xây dựng hầm biogas cỡ nhỏ lên con số 50.000.

Trong 9 tháng đầu năm 2015, BQL dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp các tỉnh Hà Tĩnh, Lào Cai, Sơn La, Phú Thọ, Bắc Giang, Nam Định, Bình Định, Tiền Giang, Bến Tre và Sóc Trăng đã tiến hành xây dựng/lắp đặt 12.349 công trình KSH cỡ nhỏ, thẩm định 8.524 người và chuyển ưu đãi tài chính cho 5.703 chủ nhà lắp công trình biogas.

Lũy kế đến thời điểm này, 23.601 công tình KSH đã được xây dựng/lắp đặt, trong đó 18.829 người đã được thẩm định và 15.595 người đã được hỗ trợ tài chính.

Theo BQL dự án Hỗ trợ các bon thấp Trung ương (CPMU), trong quý 3/2015, BQL dự án của các tỉnh đã tổ chức 151 lớp tập huấn về vận hành công trình KSH cho 4.983 hộ nông dân đăng ký xây/lắp đặt hầm biogas và 43 hội thảo phổ biến thông tin về công trình KSH cho 1.720 hộ gia đình.

Đến nay, dự án đã tổ chức 856 khóa đào tạo về vận hành công trình KSH cho 26.219 nông dân; 151 cuộc hội thảo về phổ biến của các tổ chức, các chính sách và tiêu chuẩn của công nghệ KSH và quản lý chất thải chăn nuôi cho 5.838 hộ gia đình.

Đồng thời, BQL dự án của các tỉnh đã tổ chức 11 chuyến tham quan học tập cho 210 nhân viên để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm về công nghệ KSH.

Tại cuộc họp Đoàn rà soát các hoạt động của dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp vừa qua, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho biết: Đặc điểm của ngành chăn nuôi Việt Nam là nhỏ lẻ, manh mún và xen lẫn khu dân cư.

Vì thế, việc hỗ trợ xây, lắp các công trình KSH cỡ nhỏ là vô cùng cần thiết để giải bài toán môi trường, tạo được sự hưởng ứng mạnh mẽ của người chăn nuôi.

Do đó, ADB cần xem xét nâng số lượng hầm biogas cỡ nhỏ từ 36.000 công trình (như đàm phán ký kết dự án LCASP) lên 50.000 công trình.

Dựa trên kết quả đánh giá trình độ và kinh nghiệm, CPMU đã lựa chọn 5 nhà thầu cung cấp công trình HDPE KSH cỡ lớn và trung bình.

Trong quý 2/2015, Ban QLDA đã tổ chức tập huấn cho các nhà thầu và các kỹ thuật viên về KSH lớn và vừa với công nghệ HDPE; tổ chức đào tạo bổ sung và tạm ứng để bổ sung kỹ thuật cho các tỉnh dự án; tổ chức chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình giám sát và giám sát các nhà máy KSH.

Riêng về việc thực hiện xây dựng các công trình KSH cỡ lớn và trung bình, Thứ trưởng Doanh cho rằng: Số lượng các trang trại, gia trại quy mô vừa và lớn của Việt Nam còn chiếm tỷ lệ nhỏ.

Bên cạnh đó, công nghệ xây, lắp những công trình KSH cỡ vừa và lớn cũng khá phức tạp, người dân cũng chưa tin tưởng về hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi của chúng.

Việc đầu tư một khoản tiền lớn, từ vài trăm triệu cho tới hàng tỷ đồng/1 công trình là không hề nhỏ.

Từ đó, công tác giải ngân rất khó khăn.

Về vấn đề này, BQL dự án các bon thấp Trung ương đã và đang phối hợp với các nhóm tư vấn kỹ thuật để tư vấn dự thảo hướng dẫn vận hành các công trình KSH lớn và vừa để áp dụng trong dự án.

Bên cạnh đó, theo yêu cầu của ADB, CPMU sẽ tiến hành đánh giá toàn diện về các công nghệ KSH lớn và trung bình trong thời gian tới.

Các công nghệ được đánh giá là phù hợp sẽ được đề xuất và hướng dẫn thực hiện trong khuôn khổ của dự án.

CPMU cũng đang hợp tác với Chương trình KSH cho ngành chăn nuôi của Việt Nam (BP) thuộc Cục Chăn nuôi và đề xuất một đơn vị đầu mối thuộc Bộ NN-PTNT quản lý tín dụng các bon của các công trình KSH.

Cục Chăn nuôi đã trình báo cáo và đề nghị Bộ yêu cầu cho việc sử dụng một phần quỹ LCASP để cập nhật cơ sở dữ liệu của các công trình KSH, và sau đó nhập dữ liệu vào LCASP BP bán tín dụng các bon từ các công trình KSH.


Related news

Để Nghề Nuôi Trồng Thuỷ Sản Bền Vững Ở Quảng Ninh Để Nghề Nuôi Trồng Thuỷ Sản Bền Vững Ở Quảng Ninh

Những năm qua, nghề nuôi trồng thuỷ sản của Quảng Ninh đã có những bước phát triển đáng kể, diện tích nuôi không ngừng được mở rộng trên cả 3 vùng nuôi mặn, lợ và nuôi nước ngọt. Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chức năng, nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của ngành, còn bộc lộ nhiều hạn chế. Tính bền vững của nghề nuôi còn thấp.

Thursday. July 19th, 2012
Kỹ Thuật Mới Trong Khai Thác Thủy Sản Kỹ Thuật Mới Trong Khai Thác Thủy Sản

Gần đây, Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Quảng Nam đã triển khai nhiều phương tiện kỹ thuật mới, hỗ trợ tích cực việc đánh bắt thủy hải sản của ngư dân Núi Thành.

Friday. July 20th, 2012
Xuất Hiện Sò Huyết, Nghêu Giống Ở Đất Mũi Xuất Hiện Sò Huyết, Nghêu Giống Ở Đất Mũi

Ông Lê Văn Sử, Bí thư Huyện ủy Ngọc Hiển (Cà Mau), cho biết: Hơn nửa tháng qua, vùng nuôi nghêu thương phẩm trên địa bàn xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển) xuất hiện nhiều nghêu giống, sò huyết giống, thu hút hàng ngàn người đến khai thác.

Tuesday. May 15th, 2012
Cách Câu Mới Tạo Đột Phá Trong Nghề Câu Cá Ngừ Cách Câu Mới Tạo Đột Phá Trong Nghề Câu Cá Ngừ

Ngư dân Bình Định đã phát hiện ra cách câu và đánh bắt cá ngừ đại dương mới mà mỗi chuyến biển đạt trên 100 con là “chuyện thường ngày.”

Saturday. May 19th, 2012
Cần Đẩy Nhanh Cơ Giới Hóa Nông Nghiệp Cần Đẩy Nhanh Cơ Giới Hóa Nông Nghiệp

Từ cánh đồng của nông dân tới giai đoạn chế biến, mỗi năm có khoảng 1 triệu tấn lúa ở ĐBSCL bị thất thoát, tương đương với khoảng 5% tổng lượng lúa thu hoạch. Các chuyên gia đã tính toán, chuỗi thất thoát đã làm giảm giá trị của xuất khẩu gạo Việt Nam khoảng 500 triệu USD

Friday. December 23rd, 2011