Chủ động ngăn chặn cúm gia cầm lây sang người

Theo đó, để chủ động phòng chống lây nhiễm cúm gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế các tỉnh có dịch tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người tại khu vực có gia cầm ốm, chết và những vùng có nguy cơ cao;
Phối hợp với cơ quan thú y và chính quyền địa phương giám sát dịch cúm trên gia cầm, xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch; Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi nhiễm các chủng cúm gia cầm ở người; Các bệnh viện sẵn sàng tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe các trường hợp phơi nhiễm và nghi ngờ nhiễm bệnh, điều trị bệnh nhân kịp thời theo phác đồ của Bộ Y tế và thông báo kịp thời cho Trung tâm Y tế dự phòng để điều tra, xử lý ổ dịch; Sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho địa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch...
Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thời gian qua tại một số địa phương đã phát hiện nhiều ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 và A/H5N6 chưa qua 21 ngày. Ổ dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm gần đây nhất ghi nhận tại một hộ chăn nuôi thuộc xã Lương Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận trên đàn vịt quy mô 1.000 con, trong đó có 220 con mắc bệnh và 20 con chết.
Trước đó, cơ quan chức năng cũng phát hiện ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tái phát tại hộ chăn nuôi thuộc xã Mỹ Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long và xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Đối với cúm A/H5N6, cơ quan thú y cũng phát hiện ổ dịch tại một hộ chăn nuôi thuộc xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và ổ dịch tại 2 hộ thuộc xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
Related news

Sau một thời gian thông tin trái cây bị nhúng hóa chất cho mau chín và bảo quản được lâu tạm lắng xuống thì những ngày qua trên mạng xã hội, một loạt hình ảnh chụp cận cảnh trái sầu riêng ngâm trong thùng hóa chất màu vàng được share (chia sẻ) với tốc độ chóng mặt. Những hình ảnh này cùng với lời cảnh báo các công ty xuất khẩu trái cây của Trung Quốc đang sử dụng một loại hóa chất độc hại để làm chín các loại trái như sầu riêng, mít, chuối, xoài, táo… khiến người tiêu dùng vô cùng lo lắng.

Ngày 13-8, tại xã Nhơn Sơn, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học SRE&RL phòng, chống nấm mốc trên Nho giai đoạn trước và sau thu hoạch. Tham dự Hội thảo có đại diện Bộ Khoa học& Công nghệ, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, các nhóm liên kết trồng nho trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Trong hành trình xây dựng Cam Cao Phong trở thành một thương hiệu có sức vươn mạnh mẽ ra thị trường lớn, chứng nhận VietGAP được coi là cột mốc quan trọng giúp nâng tầm giá trị của thương hiệu Cam Cao Phong. Đến thời điểm này, trong hàng nghìn ha cam đang được canh tác hiệu quả trên đất Cao Phong mới chỉ có gần 50 ha được chứng nhận VietGAP.

Cây mãng cầu Xiêm được xác định là một trong những loại cây trồng chủ lực của huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Hiện nay, địa phương đang quy hoạch mở rộng vùng chuyên canh, chuyển giao kỹ thuật trồng, hình thành các tổ hợp tác sản xuất mãng cầu Xiêm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng thương hiệu mãng cầu Xiêm Tân Phú Đông trên thị trường.

Từ kết quả ứng dụng tiến bộ KHKT vào SX, mô hình canh tác sắn bền vững trên đất đồi đã được chuyển giao cho nông dân tỉnh Khánh Hòa thông qua dự án KH-CN giai đoạn 2013-2015…