Tân Phước Tổng Kết Mô Hình Trình Diễn Xử Lý Mãng Cầu
Ngày 13-12, tại nhà ông Nguyễn Văn Nam (ấp 4, xã Tân Lập I), Trạm Khuyến nông huyện Tân Phước phối hợp với Hội Nông dân xã Tân Lập 1 tổ chức tổng kết mô hình trình diễn xử lý mãng cầu.
Về quy trình thực hiện, cán bộ Trạm Khuyến nông hướng dẫn cho người dân tham gia mô hình về kỹ thuật chăm sóc xử lý ra hoa mãng cầu; hướng dẫn nông dân quy trình lên liếp, bón phân, cắt nhánh...
Kết quả, bình quân mỗi gốc mãng cầu cho 40 trái/năm (cá biệt có hộ đạt 60 trái/năm), mỗi trái khoảng 1,5 kg, giá bán 27 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi gốc thu lãi gần 1,6 triệu đồng/năm.
Theo thống kê, toàn huyện có khoảng 20 ha trồng mãng cầu đang cho thu hoạch, đây là một loại cây trồng mới đang được chú ý phát triển trên địa bàn huyện Tân Phước hiện nay.
Nguồn bài viết: http://baoapbac.vn/kinh-te/201412/tan-phuoc-tong-ket-mo-hinh-trinh-dien-xu-ly-mang-cau-569615/
Related news
Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, với 626.757 ha, trong đó có 567.000 ha rừng và gần 60.000 ha đất chưa có rừng. Đây là tiềm năng lớn để tạo bước đột phá cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên tiềm năng này chưa được khơi dậy một cách hiệu quả, bền vững.
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của ngành chức năng thì hiệu quả kinh tế của cây mía chưa cao, nhất là những diện tích mía tơ (năm đầu) lợi nhuận thấp (chỉ khoảng 3 triệu đồng/ha). Cũng do những vùng đất này trước bị bỏ hoang, nên dinh dưỡng trong đất kém, do đó phải chờ đến năm thứ 2, thứ 3 (mía gốc), nông dân mới có lợi nhuận từ 15 đến 20 triệu đồng/ha/năm.
Những vườn tiêu xanh tốt bời bời trên vùng đất Kông Chro (Gia Lai) là hình ảnh rất hiếm gặp. Tuy nhiên, đi qua 2 xã Yang Trung và Chơ Long, chứng kiến nhiều vườn tiêu cả ngàn trụ, năng suất không thua kém “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh dễ khiến người ta tò mò...
Hiện tại, trên địa bàn phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) có trên 250 tàu thuyền, trong đó gần 40 chiếc tàu chuyên làm dịch vụ hậu cần trên biển với trên 200 lao động tham gia. Hoạt động thu mua của các tàu dịch vụ lại chiếm tới 50% tổng thu nhập từ nghề biển của địa phương. Mỗi chuyến một tàu dịch vụ có thể thu mua được hàng chục tấn hải sản.
Năm 2014, từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã triển khai xây dựng mô hình “Sản xuất và thâm canh tổng hợp cho cây mía phục vụ chế biến đường công nghiệp” tại xã Xuân Châu (Thọ Xuân) với quy mô 5 ha, 5 hộ tham gia bằng giống mía Quế Đường 94-119.