Chủ Động Lấy Nước Chống Hạn
Bộ NNPTNT đã làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam về kế hoạch xả nước hồ chứa thủy điện tại các tỉnh miền Trung phục vụ sản xuất do tình hình xâm nhập mặn cộng với hạn hán cục bộ đang khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới trong thời gian tới.
Ông Đồng Văn Tự, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý công trình thủy lợi (Tổng cục Thủy lợi, Bộ NNPTNT) cho biết, tình hình xâm nhập mặn tại các cửa sông ở Bắc Bộ và ĐBSCL ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn trung bình nhiều năm.
Bên cạnh đó, nhiều hồ chứa nước có dung tích trữ nước đạt thấp nên tình trạng hạn hán xảy ra cục bộ tại một số địa phương, ảnh hưởng đến việc gieo cấy.
Theo Tổng cục Thủy lợi, trong tuần qua, cả nước có mưa rải rác, nhưng lượng mưa trung bình các khu vực đạt thấp nên dung tích các hồ chứa thủy lợi mới đạt trung bình khoảng 59% dung tích thiết kế.
Riêng khu vực Nam Trung Bộ thời gian qua đã được bổ sung lượng nước do mưa nhưng vẫn ở mức thấp, trung bình đạt 30-70%. Các hồ chứa nhỏ hiện chỉ đạt khoảng 50% dung tích thiết kế.
Khu vực Bắc Trung Bộ do có mưa nên các hồ chứa đạt khoảng 60-70% dung tích thiết kế. Khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên chỉ đạt 25-45%, nhiều hồ đã xấp xỉ mực nước chết hoặc cạn nước.
Trước tình hình này, Bộ NNPTNT đã làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiến hành xả nước hồ chứa thủy điện tại các tỉnh miền Trung phục vụ sản xuất.
Cụ thể, từ ngày 8/5, hồ Đại Ninh đã bổ sung nước về hạ du với lưu lượng xả trung bình 24,33m3/s; hồ Hàm Thuận-Đa Mi xả về hạ du lưu lượng trung bình 152,46m3/s... Một số hồ khác đến ngày 15/5 trở đi mới tiến hành xả nước.
Vì vậy, các địa phương một mặt cần cân đối, tận dụng nguồn nước, mặt khác lên kế hoạch lấy nước phục vụ gieo cấy lúa Hè Thu.
Related news
Trong những năm gần đây, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã có nhiều chính sách đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm khai thác, sử dụng tốt tiềm năng, mặt nước, lao động và áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ trong nuôi trồng thủy sản.
Chúng tôi theo chiếc xuồng máy chở thức ăn, thăm các bè cá bớp ở bãi trước Mũi Né (Phan Thiết - Bình Thuận). Nước biển xanh trong và có phần ít sóng, và có lẽ chưa đến giờ cho cá ăn nên những người nuôi cá bè có phần thong thả. Một vài người thay vì ngồi trong các nhà lều nổi, ra đứng trên bè cá nhìn vào bờ.
Khai thác thủy sản bằng hình thức giã cào bay, giã cào điện ở vùng gần bờ đã tác động xấu đến môi trường sinh thái, làm giảm nguồn lợi thủy sản, gây nên sự tranh chấp ngư trường, ảnh hưởng xấu đến trật tự an ninh trên biển. Tuy nhiên, việc ngăn chặn kiểu đánh bắt này lại không dễ dàng.
Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, năm nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu nâng giá trị tôm xuất khẩu, chủ yếu là tôm sú lên 2,55 tỷ USD, tăng 50 triệu USD so với năm trước đó, trong đó tỉnh Cà Mau dẫn đầu toàn vùng với chỉ tiêu xuất khẩu 1,1 tỷ USD.
Để khai thác biển có hiệu quả, huyện Phú Tân đang khuyến khích ngư dân tích cực bám biển, đẩy mạnh sản xuất, tập trung quản lý tốt số tàu khai thác, giảm dần số tàu nhỏ, khai thác ven bờ để chuyển sang khai thác xa bờ hoặc chuyển đổi ngành nghề sang nuôi thủy sản ven biển. Chú trọng đầu tư cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân trong việc bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.