Gần 26 tỷ đồng thực hiện đầu tư xây dựng nông thôn mới

Từ các nguồn vốn này, huyện Nam Giang đã triển khai thực hiện đầu tư xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình, dự án cơ sở hạng tầng giao thông nông thôn; điện lưới quốc gia; nước sinh hoạt; các trụ sở làm việc; sự nghiệp giáo dục miền núi,...
đảm bảo theo các tiêu chí về chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Đến nay, ngoài xã Tà Bhing đạt được chỉ tiêu xếp vào nhóm 3 (tức đạt từ 10 - 15 tiêu chí), 6 địa phương khác của huyện Nam Giang, gồm: La Dêê, Cà Dy, Chà Vàl, Đắc Tôi, Tà Pơơ và Zuôih đạt từ 5 - 9 tiêu chí (chiếm 54,5%).
Hiện chỉ còn 4 xã biên giới còn lại là Đắc Pre, Đắc Pring, La Êê và Chơ Chun mới chỉ đạt mức chỉ tiêu dưới 5 tiêu chí.
Theo kết quả đánh giá của huyện Nam Giang về thực hiện 19 tiêu chí theo Nghị quyết 55/2012-NQ-HĐND của HĐND tỉnh, năm 2015 toàn huyện giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 57,36%, phấn đấu đến năm 2016 giảm còn 36% và đến năm 2020 còn 22%.
Riêng các tiêu chí về tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học, xã có đường ô tô đến trung tâm xã và có chợ khu vực cụm xã, đến nay đã được hoàn thành ở hầu hết các địa phương trên toàn huyện.
Related news

Từ đầu năm đến nay, diện tích nuôi thủy sản của tỉnh Đồng Tháp đạt hơn 6.550ha. Trong đó, trên 621ha ao và 46.948m3 bè nuôi thủy sản bị nhiễm bệnh (chỉ riêng tháng 7 có hơn 112ha ao và 14.394m3 bè nuôi bị nhiễm bệnh, tăng 3.600m3 bè so với tháng trước).

Diện tích nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển mạnh, theo đó nhu cầu tôm giống ngày càng cao. Để có nguồn giống cung ứng vụ nuôi, người dân phải chọn mua con giống bằng mắt thường, chứ không biết tôm đó có chất lượng hay không.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Sông Hinh (Phú Yên), hiện có hơn 1.000ha cao su trồng tại các xã, thị trấn trong huyện bị bệnh phấn trắng, gây rụng lá.

Khai thác tốt tiềm năng đất đai trong trồng trọt đã giúp nông dân xã Phú An, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) tăng hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích canh tác, trong đó có mô hình trồng dừa dứa, dừa Mã Lai xen canh mít Thái của ông Phạm Minh Thông ở ấp 1.

Khánh Hòa là tỉnh phát triển mạnh ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, xuất khẩu các mặt hàng mỹ nghệ mây tre nứa. Đây là ngành nghề có nhu cầu lớn về nguyên liệu đan lát. Tuy nhiên, việc đáp ứng nguồn nguyên liệu tại chỗ hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Phát triển được vùng trồng nguyên liệu, không chỉ giải quyết được nhu cầu của ngành nghề sản xuất mặt hàng xuất khẩu, mà còn là mô hình kinh tế hiệu quả cho nông dân.