Thu Lãi 300 Triệu Đồng/năm Từ Vườn Vú Sữa Xen Bưởi Da Xanh
Ông Võ Văn Nam là điển hình làm kinh tế giỏi ở ấp Vĩnh Bình (Vĩnh Kim, Châu Thành).
Trong khu vườn vú sữa Lò Rèn rộng 8.500 m2, để tận dụng đất trống, tăng thêm hiệu quả kinh tế, ông xen canh 150 gốc bưởi da xanh nay đã 3 năm tuổi. Vú sữa Lò Rèn đã cho thu hoạch ổn định nhiều năm nay, còn bưởi da xanh bắt đầu cho trái.
Để có được nguồn thu nhập cao, ông Nam đã phải trải qua một quá trình đầu tư công sức. Khi xác định áp dụng mô hình trên, ông đã học hỏi kinh nghiệm sản xuất của những nông dân đi trước và hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn đúc kết được.
Ông Nam cho biết, đầu tiên cần phải chọn giống tốt, sạch bệnh; quy hoạch vườn trồng với mật độ hợp lý, không quá dày nhưng cũng không quá thưa, có chế độ chăm sóc để vườn luôn sung mãn, cho năng suất và sản lượng cao, chất lượng trái tốt, thị trường ưa chuộng.
Trung bình 1.000 m2 ông trồng 12 cây vú sữa Lò Rèn. Vú sữa Lò Rèn sau 4 năm tuổi đã bắt đầu cho trái, năng suất khi cho trái ổn định đạt từ 12 - 15 tấn/ha. Còn bưởi da xanh có 30 gốc bắt đầu cho trái, bình quân 60 trái/gốc, mỗi trái nặng 1,5 kg.
Một trong những bí quyết để vườn cây ăn quả đặc sản luôn sum sê, cho năng suất cao vừa kéo dài được tuổi thọ là bón phân cân đối, dùng nhiều phân hữu cơ hoai mục thay vì lạm dụng phân hóa học như trước đây.
Ông Nam cho biết, hàng năm ông sử dụng đến 400 bao phân hữu cơ bón cho vườn vú sữa Lò Rèn và bưởi da xanh. Hiện nay, sau khi dứt vụ vú sữa và bưởi da xanh Tết, gia đình ông đang tập trung làm đất, tỉa cành, tạo tán và chăm sóc để chuẩn bị cho vụ mới trong năm 2014.
Nói về thu nhập, ông Võ Văn Nam vui vẻ cho biết: “Khu vườn trong năm 2013, đạt sản lượng 12 tấn vú sữa Lò Rèn, bán với giá 25.000 đồng/kg và 3 tấn bưởi da xanh, bán với giá 30.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí sản xuất còn lãi 300 triệu đồng. Những năm tới, khi bưởi da xanh cho thu hoạch ổn định, thu nhập chắc chắn còn tăng cao”.
Ông Phan Duy Túc, Chủ tịch Hội Làm vườn huyện Châu Thành đánh giá cao về mô hình trồng vú sữa Lò Rèn xen canh bưởi da xanh đặc sản của ông Võ Văn Nam. “Cái hay của ông Nam là biết áp dụng đồng bộ các giải pháp thâm canh, xây dựng mô hình phù hợp, qua đó tăng được năng suất, sản lượng và chất lượng vườn quả. Hiệu quả kinh tế mang lại rất cao” - ông Túc nhận xét.
Related news
Tuy nhiên, sự tăng trưởng này chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), vốn là các đại gia nắm quyền chi phối trong ngành này. DN nhỏ và vừa đang chật vật tìm hướng để tồn tại trong giai đoạn hội nhập.
Theo chân ông Nguyễn Văn Huệ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Bình, chúng tôi đến thăm trang trại nuôi bò của anh Thủ tại khu vực Suối Nổ (thôn Bình Lộc 1). Trong trang trại rộng 3 ha trồng nhiều loại cây ăn quả, anh Thủ đã dành đến 2 ha để trồng cỏ voi và 0,5 ha làm lúa nước.
Nguồn cung sữa bò nguyên liệu trong nước mới đáp ứng 30% nhu cầu. Để đáp ứng, mỗi năm phải nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn sản phẩm sữa (kể cả kem), năm 2013 phải chi 1,2 tỷ USD cho việc nhập khẩu này. Vì vậy, nghề nuôi bò sữa được xem là có đầu ra ổn định ngay tại thị trường trong nước.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đức Hòa (Long An), ngày 26-9-2014, huyện đã tiến hành tiêu hủy 400 con gà của hộ ông Phạm Bá Thước, ấp Lập Điền, xã Tân Mỹ. Đàn gà được ông Thước nhập về nuôi vào ngày 19-9, với số lượng 2.000 con (1 ngày tuổi) có giấy kiểm dịch của Chi cục Thú y Khánh Hòa.
Cách làm này đã đẩy những người kinh doanh thịt heo chân chính, bảo đảm chất lượng trong nhiều tháng qua bị lỗ nặng, thậm chí có người phải phá sản (một số người khác vì miếng cơm manh áo cũng đã phải chuyển sang hình thức bơm nước vào heo để tồn tại).