Chỉ có 36% doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam tận dụng được FTA

Ngày 21.10, tại hội thảo "Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định đối tác toàn diện kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (EPA)," theo khảo sát doanh nghiệp Nhật Bản tại châu Á và châu Đại Dương do JETRO thực hiện năm vừa qua cho thấy, tỷ lệ vận dụng FTA, EPA của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam chỉ đạt 36%.
Khi so sánh tỷ lệ vận dụng FTA, EPA của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam so với các nước khác trong khu vực còn kém xa, cụ thể Indonesia là 58,2%; Thái Lan 53,7%; Malaysia 48,9%...
Dây chuyền sản xuất phụ kiện ôtô, xe máy phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu tại Công ty Nissin Manufacturing Việt Nam (100% vốn đầu tư của Nhật Bản) tại Khu Công nghiệp Lương Sơn, Hòa Bình.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã cập nhật thông tin mới và giới thiệu những quy định về quy tắc xuất xứ của các FTA, EPA, nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản vận dụng các Hiệp định này hiệu quả hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường và hoạt động xuất nhập khẩu.
Ông Nguyễn Quan Phúc, đại diện Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, nhấn mạnh quy định về quy tắc xuất xứ trong các FTA, EPA đóng vai trò quan trọng, vì đây là cơ sở xác định hàng hóa nhập khẩu có đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan hay không.
Mặt khác, quy định về quy tắc xuất xứ còn nhằm đảm bảo sự can bằng hợp lý giữa "thuận lợi hoá thương mại" và "chống gian lận thương mại." Đồng thời, các quy tác trên là công cụ đo mức độ thụ hưởng và tận dụng ưu đãi tại các bên là thành viên tham gia Hiệp định Thương mại tự do.
Bên cạnh đó, thỏa mãn quy định về quy tắc xuất xứ, được hưởng thuế quan ưu đãi, từ đó kích thích hoạt động sản xuất và xuất khẩu.
Tương tự, các chuyên gia thống nhất nhận định, việc vận dụng FTA, EPA của doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa Nhật Bản và Việt Nam nói riêng, Nhật Bản với khu vực ASEAN nói chung có ý nghĩa rất to lớn.
Đặc biệt, các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam chiếm khoảng 60% xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, khoảng 20% xuất khẩu sang khu vực ASEAN.
Đồng thời, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục xem xét mở rộng thị trường xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và ASEAN trong thời gian tới.
Related news

Vừa về đến cánh đồng thôn, đã nghe người dân ở đây than thở 2 tháng qua, nhiều hộ chỉ biết ra đồng nhổ cỏ, phun thuốc cứu rau. Trên cánh đồng chuyên canh rau má, nhiều thửa ngập màu vàng, có những vùng trơ cả đất vì sâu ăn hết lá, số khác cũng nổi những chấm đen trên lá khiến rau khó bán, thương lái ép giá.

Ông Nguyễn Công Thừa - Chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào (Đà Lạt), cho biết: Từ đầu năm 2014 đến nay, HTX đã cung cấp ra thị trường 37 ngàn tấn rau, củ, quả các loại, với tổng doanh thu 147 tỷ đồng, đạt 82% kế hoạch năm.

Đến nay, nông dân huyện Châu Thành A (Hậu Giang) cơ bản thu hoạch xong 8.100ha lúa Thu đông; bà con tiếp tục vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị xuống giống cho vụ Đông xuân 2014 - 2015.

Mô hình sản xuất lúa chất lượng theo hướng VietGAP được Bộ NN-PTNT triển khai từ năm 2008. Tại Phú Yên, mô hình này do thạc sĩ Trương Văn Tuấn, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật, làm chủ nhiệm dự án, đến nay đã chuyển giao kỹ thuật, quy trình sản xuất cho hàng trăm hộ nông dân.

Phải cạnh tranh quyết liệt và gánh chịu nhiều rủi ro do diễn biến của thời tiết là tình trạng chung của người nông dân trồng rau trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay. Để chủ động và cạnh tranh đầu ra với sản phẩm của các vùng trồng rau các địa phương lân cận, họ phải tham khảo nhu cầu thị trường tiêu thụ, thời tiết để xuống giống đúng thời điểm. Nếu sai, sẽ mất trắng và tốn thêm tiền công để nhổ bỏ.