Chất lượng cây nhãn, na vùng cải tạo được đánh giá cao

Dự hội nghị có đại diện Viện nghiên cứu rau, quả Trung ương; một số sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo UBND huyện Bảo Thắng và các hộ dân tham gia dự án.
Dự án có tổng kinh phí thực hiện hơn 4,6 tỷ đồng, quy mô thực hiện trên địa bàn 17 thôn thuộc 2 xã Phong Niên và Xuân Quang. Sau 2 năm triển khai, Dự án đã có 484 hộ/17 thôn tham gia. Trong đó, xã Phong Niên có 219 hộ/12 thôn, xã Xuân Quang có 265 hộ/5 thôn. Các hộ dân tham gia đều được tập huấn các kỹ thuật trồng, chăm sóc, cắt ghép và tham quan, học tập kinh nghiệm tại các địa phương khác. Dự án đã hỗ trợ 23.515 cành mắt ghép nhãn phục vụ ghép cải tạo 3.175 cây và 6.579 cây nhãn trồng thay thế nhãn đã già cỗi hơn 25 năm tuổi trên diện tích 130 ha; thực hiện trồng mới 74.670 cây na trên diện tích 90 ha, đạt 100% kế hoạch.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án, do ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết, yếu tố lao động, khả năng chăm sóc của các hộ dân đã có một số diện tích cây bị ảnh hưởng như: Chết cả cây, chết mắt ghép hay cây sinh trưởng kém. Số cây nhãn sinh trưởng, phát triển bình thường đối với nhãn ghép cải tạo là 1.157/3.175 cây, chiếm 36.4%; nhãn trồng thay thế là 4.575/6.597 cây, chiếm 69,3%. Số cây na sinh trưởng phát triển bình thường là 46.156/74.670 cây, chiếm 61,8%. Một số cây nhãn ghép cải tạo thuộc dự án đã bói quả, chất lượng quả tương đối to, đẹp, vị ngọt đậm được các chuyên gia đánh giá cao.
Related news

Trong khi thị trường xuất khẩu cá tra sôi động trở lại, nhưng hai tỉnh đầu nguồn là Đồng Tháp và An Giang lại đang bị ngập lũ khiến cho nguồn cung cá tra nguyên liệu lại càng thiếu hụt nghiêm trọng

Các địa phương có diện tích tôm nuôi bị thiệt hại đều rất bức xúc trước tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nuôi tôm, nhiều người nói thẳng đó là hành vi “đổ chất độc vào ao tôm”. Hậu quả nghiêm trọng chẳng những gây thiệt hại lớn cho tôm nuôi, làm thiệt hại ngành thủy sản mà còn gây ra nhiều rủi ro cho môi trường sinh thái

Những cơn mưa trái mùa liên tục đổ xuống đúng thời điểm ĐBSCL thu hoạch rộ lúa ĐX, nông dân phải chạy đôn chạy đáo tìm thợ gặt vì không thể cắt bằng máy.

Kết quả các mẫu nước cho thấy, độ mặn tại vùng nuôi dao động trong khoảng 32-34‰, trong ngưỡng cho phép đối với nước nuôi trồng thủy sản. Riêng mẫu nước gần bờ thu tại Vũng Mắm có độ mặn thấp hơn so với các mẫu khác, chỉ 27‰

Chính phủ Hà Lan và các nhà tài trợ nước này vừa ký kết với Bộ NN-PTNT “Dự án hợp tác công tư tăng cường phát triển ca cao bền vững tại VN” trị giá gần 1,4 triệu EURO. Đây là dự án tài trợ lớn, tạo cú hích cho ngành cao cao VN phát triển.