Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăn Nuôi Nhỏ Vẫn Tồn Tại

Chăn Nuôi Nhỏ Vẫn Tồn Tại
Publish date: Wednesday. July 16th, 2014

Cần có mô hình liên kết để hỗ trợ nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật, giống, thức ăn, thuốc thú y cũng như có đầu ra bền vững.

Đến năm 2020, bên cạnh chăn nuôi trang trại được đẩy mạnh phát triển thì chăn nuôi quy mô nhỏ vẫn tồn tại và chiếm ưu thế. Theo đó, nhiều giải pháp được đặt ra để nâng cao sức cạnh tranh như hình thành liên kết; chính sách khuyến khích phát triển trong đó có vốn, đào tạo kỹ thuật.

Đó là thông tin tại hội thảo “Phân tích ảnh hưởng cấu trúc ngành chăn nuôi đến lợi ích của người chăn nuôi nhỏ ở Việt Nam” do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn vừa tổ chức tại TP HCM.

Thống kê từ ngành chăn nuôi cho thấy số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ vẫn còn chiếm tỉ lệ lớn, khoảng 86,4% số hộ nuôi từ 1-9 con heo/hộ, khoảng 89,6% số hộ nuôi từ 1-49 con gia cầm/hộ. Bên cạnh đó, còn có chăn nuôi quy mô nhỏ cận trang trại với số hộ chăn nuôi quy mô trên 50 con gia cầm/hộ, chiếm 10,4% và trên 9 con heo/hộ, chiếm 13,6%.

Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho biết đến năm 2020, chăn nuôi quy mô nhỏ vẫn là khu vực cung cấp 45%-50% thực phẩm tươi sống (thịt, trứng, sữa) cho thị trường trong nước. Còn chăn nuôi trang trại được đẩy mạnh phát triển nhưng bị hạn chế bởi đầu tư nguồn vốn lớn, quay vòng vốn chậm, khó vay ngân hàng, nhiều tiêu chuẩn còn thiếu (như tiêu chuẩn nước thải chuồng nuôi).

Chăn nuôi quy mô nhỏ vẫn tồn tại vì vốn đầu tư ít, sử dụng lao động tại chỗ rẻ hơn, tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp trong nông thôn.

Nhưng chăn nuôi quy mô nhỏ sẽ không nhiều ở vùng đồng bằng nơi đông dân mà tập trung nhiều ở nông hộ trung du, miền núi (vùng thưa dân). Dự kiến đến năm 2020, vẫn còn trên 2-2,5 triệu hộ nông dân chăn nuôi heo quy mô nhỏ và 5 triệu hộ nông dân chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ.

Các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp cho rằng người chăn nuôi nhỏ lẻ chịu nhiều thiệt thòi, yêu cầu thu mua nguyên liệu là phải có nguồn gốc rõ ràng, với quy mô nuôi nhỏ lẻ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn khi thu mua tại từng nông hộ.

Nông dân chăn nuôi với giá thành cao nhưng khi bán ra theo giá thị trường nên thường xuyên bị lỗ. Chăn nuôi nhỏ gặp khó khăn trong áp dụng công nghệ mới, chất lượng sản phẩm chăn nuôi thấp, không có vốn, kiến thức hạn chế, không chủ động được thị trường tiêu thụ. Nhưng bù lại, họ có lợi thế là số lượng lao động rất lớn, rẻ và có lợi thế về đất đai để chăn nuôi không phải thuê mướn.

TS Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi, cho biết chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm 65%-70% về đầu con và 55%-60% về sản phẩm. Năng suất chăn nuôi, sinh sản thấp. Quản lý dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm còn nhiều tổn tại và bất cập. Giá thức ăn chăn nuôi cao, chất lượng con giống thấp, giá thành chăn nuôi cao.

Cũng theo ông Sơn, chăn nuôi trang trại trước đây có tốc độ phát triển nhanh nhưng thời gian gần đây đã tăng trưởng chậm do thiếu đất và thị trường bão hòa trong khi nông hộ vẫn phát triển về số lượng. Vì vậy đã đến lúc đánh giá lại vai trò chăn nuôi nông hộ nhưng có kiểm soát, theo hướng hàng hóa, chất lượng và có liên kết.

Các chuyên gia cho rằng cần nhìn nhận và đánh giá một cách kỹ càng các hộ sản xuất nhỏ có chăn nuôi là nguồn thu nhập chính với các hộ chăn nuôi theo hướng cải thiện để có các chính sách phát triển phù hợp. Cần tính đến giải pháp giảm bớt hộ chăn nuôi nhỏ chuyển sang các ngành nghề khác nếu khôngđáp ứng yêu cầu về môi trường, dịch bệnh.

Xây dựng quy hoạch vùng được phép chăn nuôi tại địa phương để người chăn nuôi an tâm và đầu tư vào chăn nuôi. Tổ chức liên kết các hộ nhỏ thành trang trại, tổ nhóm sản xuất hay HTX kiểu mới để nối kết với các nhà máy thức ăn, nguồn cung ứng giống với thị trường tiêu thụ.

Liên kết là giải pháp giải quyết nhiều vấn đề giúp tăng khả năng cạnh tranh cho các hộ chăn nuôi nhỏ, nâng cao chất lượng thực phẩm, kiểm soát dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm trong chăn nuôi và vận chuyển. Liên kết sẽ giúp hạ giá thành sản xuất, trực tiếp với nguồn cung giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.

Đây cũng là cơ hội áp dụng khoa học kỹ thuật mới, truy xuất nguồn gốc. Chăn nuôi nhỏ cần vai trò quản lý của nhà nước như chính sách vốn tín dụng, khuyến khích đổi mới công nghệ, giống, thức ăn, thú y, chế biến giết mổ.


Related news

Đầu Tư 239 Tỉ Đồng Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Phục Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Trà Vinh Đầu Tư 239 Tỉ Đồng Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Phục Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Trà Vinh

Thực hiện chương trình phát triển nghề nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010 - 2015 theo hướng công nghiệp và bền vững, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đã triển khai thực hiện 2 dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ nghề nuôi trồng thủy sản vùng ngập mặn trên địa bàn huyện Duyên Hải, với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 233 tỉ đồng, do Trung ương hỗ trợ.

Saturday. March 16th, 2013
Cơ Bản Khống Chế Dịch Heo Tai Xanh Ở Miền Trung Cơ Bản Khống Chế Dịch Heo Tai Xanh Ở Miền Trung

Tính đến chiều 11-3, dịch heo tai xanh tại 6 huyện thị trên địa bàn Quảng Trị có dấu hiệu chững lại. Hơn một nửa trong số 1.300 heo tai xanh đã được cán bộ thú y điều trị cách ly, số còn lại phải tiêu hủy.

Saturday. March 16th, 2013
Hợp Tác Xã - Nông Dân Liên Kết Trồng Nấm Hợp Tác Xã - Nông Dân Liên Kết Trồng Nấm

Mô hình liên kết giữa hợp tác xã (HTX) với ND ở phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng trong trồng nấm bào ngư đã giúp nhiều hộ có công ăn việc làm ổn định, tăng thu nhập...

Sunday. March 17th, 2013
Người Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tiếp Tục Lao Đao Người Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tiếp Tục Lao Đao

Qua 2 năm khá thận trọng và tương đối thành công, hiện nay việc nuôi tôm thẻ chân trắng lại đi theo dấu vết của con tôm sú. Hiện tôm thẻ bị chết hàng loạt khi mới được trên dưới 1 tháng tuổi.

Sunday. March 17th, 2013
Giá Heo Hơi Giảm Mạnh Giá Heo Hơi Giảm Mạnh

Trong hơn một tuần qua nhiều hộ chăn nuôi ở Đồng Nai cho biết thương lái không mua heo của người nuôi, đặc biệt là heo quá lứa xuất chuồng.

Sunday. March 17th, 2013