Chăn nuôi an toàn dịch bệnh
Công tác phòng chống dịch bệnh cũng đang được ngành thú y tỉnh này đặt lên hàng đầu…
Ông Lý Thế Thường, ấp 3, xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, chủ cơ sở bán gà giống đang hết sức bận rộn.
Ông cho biết, đã nhận được đơn đặt hàng lên tới vài chục ngàn con, cung ứng giống cho đối tác từ tháng 8 đến tháng 12 âm lịch, mỗi tháng khoảng 6.000 con.
Ông Nguyễn Thanh Phi Long, chủ trang trại chăn nuôi gà VietGAP ở ấp Tân Lập 1, xã Cây Gáo, huyện Trảng Bom cho biết: “Tôi vừa nhập đợt gà giống 20.000 con.
Hiện tại, giá gà lạnh đang dần phục hồi, lên mức 29.000 đồng/kg nên kỳ vọng giá cuối năm cũng sẽ tốt”.
Còn anh Nguyễn Văn Đức ở tổ 2B, ấp 3, xã Thanh Sơn cũng vừa tái đàn 400 con giống gà Đông Tảo để kinh doanh bán tết.
Anh cho biết, sở dĩ anh chọn gà Đông Tảo vì dễ tiêu thụ dịp tết, có thể sử dụng cho nhiều mục đích như ăn hoặc biếu.
Để đảm bảo an toàn dịch bệnh, ngay từ khi lấy giống về, anh đã đầu tư đầy đủ các loại vắc xin cần thiết để ngăn ngừa các loại dịch bệnh bùng phát, lây lan.
Chi cục Thú y Đồng Nai đang từng bước xây dựng các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
Hiện tại, toàn tỉnh đã có 368 cơ sở an toàn dịch bệnh, làm tiền đề để nhân rộng tại nhiều nơi khác.
Tương tự, bà Bụi Thị Nhị ở ấp Võ Dõng, xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất cũng tái đàn gần 1.000 con heo.
Bà cho biết, hiện tại, giá heo giống dao động từ 90.000 - 92.000 đồng/kg, một con heo giống chừng 20 kg giá gần 2 triệu đồng.
Vì thế, tổng vốn bỏ ra tái đàn khá lớn. “Dù giá heo thịt hiện nay khá thấp, khoảng 43.000 - 45.000 đồng/kg, nhưng kinh nghiệm là đến gần tết giá bán sẽ tăng lên, bù cho những thời điểm khó khăn”, bà Nhị nói.
Còn bà Lành Thị Chiều ở ấp Thọ An, xã Bảo Quang, thị xã Long Khánh, chủ trang trại heo VietGAP cũng đang tập trung tái đàn từ 400 heo nái thường trực trong chuồng.
Để chăn nuôi an toàn tuyệt đối, ngay từ khâu chăm sóc heo nái, cho tới khi lứa heo giống sinh ra, bà Chiều đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh như: ngăn chuồng heo con, dọn dẹp chuồng trại hàng ngày, kiểm tra sức khỏe đều đặn sáng tối; đặc biệt là tiêm đầy đủ vắc xin phòng ngừa dịch bệnh cho đàn heo của mình.
Theo ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, bắt đầu từ thời gian này trở đi, lượng gia súc, gia cầm vận chuyển vào Đồng Nai rất lớn, vì các hộ tiến hành tái đàn phục vụ cho tết.
Đáng mừng hiện nay là cơ bản kiểm soát được chất cấm trong chăn nuôi.
Còn với gà, liên tục trong 2 tháng trở lại đây, giá gà công nghiệp dần ổn định, giá đang tăng và kỳ vọng sẽ tiếp tục đi lên dịp cuối năm.
Về công tác phòng chống dịch bệnh, ông Quang cho biết, trước việc tái đàn chăn nuôi mạnh của bà con nông dân, Chi cục chỉ đạo Trạm Thú y các địa phương tổ chức tiêm phòng vắc xin, liên kết các hộ chăn nuôi nhằm ngăn chặn dịch bệnh.
Chi cục Thú y cũng tổ chức ra quân 2 đợt tiêm vắc xin dịch tả cho đàn gà của các hộ nuôi nhỏ lẻ; tiêm phòng tai xanh, lở mồm long móng cho các hộ chăn nuôi heo dưới 100 con.
Trong tháng 10 và tháng 11 này, Chi cục đang tiếp tục tổ chức tiêm phòng vắc xin đợt 2 để bảo đảm hiệu quả phòng dịch tối đa.
Related news
Nông dân trồng chanh tại nhiều tỉnh, thành ĐBSCL đang rất lo lắng khi giá chanh trái đã giảm hơn 20.000 đồng/kg so với thời điểm những tháng đầu năm 2015 và đang có mức giá rất thấp.
Vùng na dai Chi Lăng (Lạng Sơn) có hơn 1.200 ha, với sản lượng năm nay ước đạt hơn 8 nghìn tấn. Hàng năm, cây na bắt đầu cho thu hoạch từ tháng 7 đến hết tháng 9. Tại các xã: Quang Lang, Chi Lăng, thị trấn Chi Lăng, Mai Sao... nhiều hộ dân trồng từ 0,5 - 3 ha, cây na đem lại giá trị kinh tế cao, đạt hơn 75 triệu đồng/ha, là cây chủ lực xóa đói, giảm nghèo cho bà con các dân tộc nơi đây.
Với sự năng động, nhạy bén của bà con nông dân, những năm gần đây xã Liên Nghĩa, Văn Giang (Hưng Yên) nổi tiếng với nghề ươm các loại giống cây ăn quả. Cây giống Liên Nghĩa theo chân thương lái đến mọi miền đất nước mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương.
Từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ (KHCN) của tỉnh Bến Tre , trong năm 2015, huyện Châu Thành đã triển khai mô hình trồng chuối già Nam Mỹ nuôi cấy mô tại ấp Phước Thành, xã An Phước. An Phước là xã thuần nông, đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào trồng lúa và dừa. Do hiệu quả kinh tế từ các loại cây trồng này không cao, cần có hướng mới trong việc chuyển đổi giống cây trồng, tăng cường sự hỗ trợ về vốn đầu tư và kỹ thuật cho nông dân phù hợp với địa phương.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), trước đây Trung Quốc(TQ) luôn dẫn đầu về hàng rau quả nhập khẩu vào Việt Nam (VN) nhưng sáutháng đầu năm nay vị trí này đã đổi chủ.