Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăm sóc cây vụ đông ưa lạnh

Chăm sóc cây vụ đông ưa lạnh
Publish date: Wednesday. November 18th, 2015

Có thể kể đến một số loại như khoai tây, dưa, bầu bí, cà chua, su hào, cải bắp, su lơ, hành tỏi, rau cải, rau gia vị…

Mặc dù hiện có các giống chịu nhiệt trồng được nhiều vụ trong năm nhưng vụ đông thích hợp hơn, cho năng suất, chất lượng cao.

Đặc tính cây ưa lạnh là hợp đất cát pha, thịt nhẹ, có tính kiềm, cần nhiều phân bón và nước.

Ngoài khoai tây trồng rải rác, cây ưa lạnh khác thường được trồng trên các vùng chuyên canh quay vòng 3 - 4 vụ/năm với yêu cầu thâm canh cao nên lượng phân hóa học và thuốc BVTV đầu tư rất lớn (gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa).

Do không có thời gian cho đất nghỉ, mầm mống sâu bệnh tích lũy ngày càng nhiều, lượng phân hóa học và thuốc BVTV tồn dư ngày càng lớn làm đất ngày càng chua, tích lũy nhiều chất độc hại gây ô nhiễm đất, nguồn nước, không khí; ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng cây trồng.

Nhằm khắc phục những tồn tại trên và đáp ứng yêu cầu SX, việc sử dụng phân bón Văn Điển là giải pháp hợp lý.

SX lân Văn Điển từ quặng nung ở nhiệt độ cao nên không phải là phân hóa học, là loại khoáng thiên nhiên rất thân thiện với môi trường, do đó phù hợp với quy trình SX nông nghiệp hữu cơ nhất là SX rau an toàn.

Trong phân có tỷ lệ chất hữu hiệu 97% nên cây sử dụng được hầu hết.

Ngoài lân còn có các chất trung và vi lượng, trong đó có Ca (vôi) với tỷ lệ tương đối cao để khử chua.

Canxi cùng với các chất trung và vi lượng khác có tác dụng trung hòa và khử các chất độc, còn giúp cây trồng tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, hạn chế tác hại khi nhiệt độ xuống quá thấp, hạn chế tác hại của gió và sương muối, tăng khả năng quang hợp khi thời tiết âm u thường xảy ra.

Các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho các loại cây trồng, trong đó có phân đa yếu tố NPK bón cho khoai tây, dưa, bầu bí, rau các loại… thành phần chính có lân Văn Điển nên có tác dụng rất tốt.

Ngoài ra các chất dinh dưỡng trong phân như đạm, lân, kali, trung và vi lượng được phối trộn với tỷ lệ cân đối, hợp lý theo yêu cầu của từng cây trồng và từng giai đoạn sinh trưởng của cây.

Kế hoạch SX vụ đông 2015 của Hà Nội là 45.000 ha, gồm đậu tương 20.000 ha, ngô 7.000 ha, khoai lang 2.900 ha, lạc 600 ha, khoai tây 1.500 ha, rau các loại 13.000 ha.

Bà Nguyễn Thị Thoa, Trưởng phòng Trồng trọt, Sở NN-PTNT Hà Nội cho hay, vụ đông thường SX rau với nhiều loại phong phú, chất lượng và cho giá trị kinh tế cao.

Để SX rau an toàn, có 2 vấn đề quan tâm nhất là thuốc BVTV và phân bón.

Bón phân đạm nhiều, bón không đảm bảo thời gian cách ly, đạm vô cơ chưa kịp đồng hóa trong cây, người ăn vào độc hại không kém gì thuốc BVTV.

Bón lân hoặc NPK Văn Điển đúng cách là một giải pháp để hạn chế việc lạm dụng phân hóa học và thuốc BVTV, đồng thời giúp cây trồng tươi tốt, tăng sức chống chịu với các điều kiện bất thuận và sâu bệnh, cải tạo đất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Đồng tình với ý kiến bà Thoa, bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ nói: “Thông qua các mô hình khuyến nông, phân Văn Điển có hiệu quả nổi trội so với bón các loại phân khác nên diện tích bón phân Văn Điển ngày càng tăng.

Dưa chuột, bầu bí, rau các loại bón phân Văn Điển năng suất đều cao, các mẫu kiểm tra để đánh giá các chỉ tiêu về rau an toàn đạt cao hơn nhiều so với bón phân thông thường.

Do vậy sử dụng phân bón Văn Điển là một giải pháp để SX rau an toàn”.

Ông Khuất Văn Khoa, Chủ nhiệm HTXNN Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ cũng rất tâm đắc với phân Văn Điển: “Phân NPK Văn Điển bón cho rau lên chậm nhưng tốt bền, lá dày, màu xanh sáng, con rau khỏe, sau khi trồng gặp úng tỷ lệ chết giảm.

Bón cho bắp cải tỷ lệ cuốn cao, đỡ bị nứt.

Su hào da củ láng bóng, ít xơ, tăng vị ngọt.

Các loại rau cải bón phân đều mỡ lá, hạn chế bọ nhảy và bệnh thối nhũn”.

Phân đa yếu tố NPK chuyên dùng Văn Điển bón cho rau là loại: NPK 5.10.3 và NPK 10.10.5.

Thành phần dinh dưỡng trong phân NPK Văn Điển 5.10.3: N 5%, P2O5 10%, K2O 3%, S 1%, MgO 8%, CaO 16%, SiO2 15% và các chất vi lượng Zn, B, Mo, Cu, Co...

Phân có thành phần dinh dưỡng cao gần 60%.

Thành phần dinh dưỡng trong phân NPK Văn Điển 10.10.5 gồm N 10%, P2O5 10%, K2O 5%, S 1%, MgO 8%, CaO 16%, SiO2 15% và các chất vi lượng Zn, B, Mo, Cu, Co...

Phân có thành phần dinh dưỡng cao trên 65%.

Cách bón: Đối với rau ngắn ngày như cải xanh, cải ăn lá (cải chíp, cải ngọt, cải mơ), xà lách, rau diếp, rau gia vị… bón lót NPK 5.10.3 từ 10 - 15 kg/sào.

Rạch hàng hoặc cuốc hốc, bón phân, lấp kín đất, tra hạt hoặc trồng con rau (tránh phân tiếp xúc với hạt hoặc con rau).

Đối với rau dài ngày như su hào, cải bắp, cải củ, cà rốt, súp lơ, đậu đỗ, bầu bí, khoai tây, dưa chuột… bón lót NPK 5.10.3 từ 20 - 25 kg/sào.

Đánh rạch hoặc cuốc hốc, bón phân, lấp đất, tra hạt hoặc trồng con rau.

Bón thúc NPK 10.10.5 từ 20 - 25 kg/sào.

Thời điểm bón: Su hào trải lá bắt đầu phình củ, cải bắp khi trải lá bàng; đậu đũa, đậu cô ve khi phân cành nhánh; bầu bí, dưa khi bắt đầu leo hặc ngả ngọn bò; cải củ, mồng tơi, cà chua, khoai tây sau trồng 25 - 30 ngày.

Tỉnh Hà Nam có kế hoạch gieo trồng 14.000 ha cây vụ đông gồm bầu bí 3.000 ha, khoai tây 200 ha, rau các loại 2.000 ha.

Đất Hà Nam chủ yếu là đất chua nên bón phân Văn Điển rất phù hợp.

Bà Vũ Thị Nga, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Hà Nam chia sẻ: “Một vấn đề quan trọng trong phân bón là các chất trung vi lượng.

Vụ đông SX các loại rau cao cấp, ngoài năng suất, màu sắc hấp dẫn, độ ngon ngọt, giòn và hương vị trong rau liên quan tới các chất trên.

Ngoài ra trung vi lượng còn giúp rau tăng sức đề kháng với sâu bệnh, góp phần hạn chế sử dụng thuốc BVTV.

Phân lân Văn Điển và NPK Văn Điển có đầy đủ các chất trung vi lượng nên đáp ứng được yêu cầu trên”.


Related news

Tôm càng xanh bén duyên với vùng đất Nhị Mỹ Đồng Tháp Tôm càng xanh bén duyên với vùng đất Nhị Mỹ Đồng Tháp

Hơn 10 năm qua, khi người dân thử nghiệm thành công mô hình nuôi tôm càng xanh (TCX) theo hướng thâm canh trên đất lúa ở xã Nhị Mỹ, mô hình đã tạo “cú hích” cho quá trình phát triển kinh tế vùng đất này.

Friday. September 4th, 2015
 Tôm đã thả nuôi tăng 9,23% so cùng kỳ Tôm đã thả nuôi tăng 9,23% so cùng kỳ

Sản lượng khai thác và nuôi trồng trong tháng 7 tỉnh Kiên Giang đạt 67.595 tấn, tính chung 07 tháng sản lượng khai thác và nuôi trồng 382.767 tấn, đạt 59,15% kế hoạch và tăng 6,18% so cùng kỳ.

Friday. September 4th, 2015
Tan tác làng cá bè Phước Vinh Tây Ninh Tan tác làng cá bè Phước Vinh Tây Ninh

Trước năm 2007, trên đoạn sông Vàm Cỏ Đông, đoạn chảy qua địa phận xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh đã hình thành nên một làng nuôi cá bè với các bè nuôi cá lăng có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, những năm sau đó, do nước sông Vàm Cỏ Đông thường xuyên bị ô nhiễm, cá nuôi bè của người dân thường xuyên bị chết khiến nhiều người trắng tay, bỏ nghề. Bây giờ làng cá bè trù phú ngày nào ở xã Phước Vinh đã trở nên tan tác, chỉ còn lại 2 hộ dân bám sông để thu hoạch lứa cá cuối cùng còn lại trước khi bỏ nghề...

Friday. September 4th, 2015
Tổng sản lượng thủy sản 8 tháng đạt 4,25 triệu tấn, tăng 3,0% Tổng sản lượng thủy sản 8 tháng đạt 4,25 triệu tấn, tăng 3,0%

Theo Báo cáo của Tổng cục Thủy sản tại cuộc họp giao ban tháng 8 (31/8/2015), tổng sản lượng thủy sản trong tháng 8 đạt 589 nghìn tấn, bằng 101,6% so với cùng kỳ năm ngoái, đưa tổng sản lượng 8 tháng năm 2015 đạt 4,25 triệu tấn, tăng 3,0% so với cùng kỳ 2014, đạt 63,9% kế hoạch năm 2015.

Friday. September 4th, 2015
Cần nuôi tôm, cá sạch và giảm giá thành Cần nuôi tôm, cá sạch và giảm giá thành

Những tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản sụt giảm, ĐBSCL với hai mặt hàng chủ lực tôm, cá tra đang xuống dốc. Chuyển động thị trường cuối năm ra sao, dự báo tiếp theo sau những hiệp định thương mại sẽ ký kết mở ra triển vọng gì?... Ông Hồ Quốc Lực - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta đã có cuộc trao đổi xung quanh vấn đề này.

Friday. September 4th, 2015