Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Chè Trên Đất Địch Quả

Cây Chè Trên Đất Địch Quả
Publish date: Friday. August 1st, 2014

Người dân xã Địch Quả (huyện Thanh Sơn) đã có nhiều cách làm giàu, nhưng hiệu quả hơn cả vẫn là cây chè. Những người cao niên nhất trong xã cũng không biết cây chè cắm chân trên đất này từ bao giờ, còn chè trồng quy mô, thành hàng hóa lớn bắt đầu từ những năm 1980.

Lúc ấy Nông trường Phú Sơn, nay là Công ty liên doanh chè Phú Đa, bắt đầu chuyển đổi từ cây trồng khác sang trồng chè để chế biến chè đen xuất khẩu, những đồi chè quy mô lớn mới hình thành. Vài chục năm qua, trải bao thăng trầm, nhưng cây chè vẫn đã đứng vững và khẳng định hiệu quả trên đất Địch Quả.

Bắt đầu từ chè hộ dân trồng quy mô nhỏ để tiêu dùng, rồi lan rộng ra chè nông trường, chè hộ công nhân, rồi chè của hộ nông dân quy mô lớn cứ theo nhau mãi nhân rộng ra các triền đồi. Dù chưa có sự đánh giá đầy đủ nhưng qua quan sát những đồi chè hai bên đường QL32, đoạn từ giáp xã Thục Luyện lên trung tâm xã Địch Quả có thể coi là vùng chè đẹp nhất trên đất Phú Thọ hiện nay.

Trao đổi về tiềm năng cây chè tại địa phương, đồng chí Hà Văn Thái, Bí thư Đảng ủy xã Địch Quả cho biết: Hơn chục năm qua chè là cây trồng mũi nhọn ở xã. Không chỉ có Công ty liên doanh chè Phú Đa mà địa phương cũng tranh thủ  đầu tư từ chương trình nông nghiệp trọng điểm, chương trình dự án phát triển cây chè của tỉnh và nguồn vốn khác để mở rộng diện tích, thâm canh cây chè.

Quan trọng nhất là nhân dân thấy được hiệu quả của cây chè nên rất nhiều hộ  trong xã đã thay thế chuyển đổi từ rừng trồng cây nguyên liệu giấy sang cây chè.

Thông qua sự giao thoa của công nhân doanh nghiệp chè và chương trình chuyển giao kỹ thuật của các dự án bà con nông dân đã tiếp thu kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái chè tiên tiến. Trước đây cây chè ở địa phương chủ yếu là chè giống cũ phục vụ chế biến chè đen, ngày nay chè trồng mới chủ yếu giống chè lai LDP1, LDP2...

Đặc biệt kỹ thuật canh tác trồng, đốn tỉa thu hái đều áp dụng theo kỹ thuật mới. Hàng năm sau thu hoạch chè được đầu tư bón phân, phun thuốc sâu đúng hướng dẫn, đa số diện tích hái bằng máy.

Do vậy cách đây 6-7 năm năng suất chè của bà con địa phương chỉ đạt bình quân 7-8 tấn/ha,  nay tăng lên bình quân trên 12 tấn, có nhiều hộ đạt 14-15 tấn/ha; riêng chè của nông trường thuộc Công ty liên doanh chè Phú Đa đạt trên 15 tấn, nhiều lô đạt  năng suất 20-22 tấn/ha.

Với năng suất như vậy, giá bán trên dưới 4 ngàn đồng/kg búp tươi mỗi ha trồng chè một năm cho thu nhập ổn định 50-60 triệu đồng. Tuy chưa phải là cao nhưng trong điều kiện sản xuất nông nghiệp, cộng mức chi phí đầu tư cơ bản ban đầu và hàng năm hiện nay mức thu đó tương đối tốt so với mặt bằng chung.

Đến nay trên địa bàn xã đã có  gần 335ha chè, trong đó có 325ha chè kinh doanh, mỗi năm thu hoạch trên 4.000 tấn chè búp tươi. Riêng chè của bà con nông dân trong xã có gần 140ha, mỗi năm thu khoảng gần 1700 tấn búp tươi, với giá bán như hiện nay thu nhập của cây chè hàng năm tương đương 1.000 tấn thóc, đây là con số đáng kể với một xã miền núi.

Cây chè ở Địch Quả không chỉ thích nghi môi trường sản xuất nông nghiệp mà còn rất thuận lợi trong tiêu thụ, chế biến. Nằm ở vùng trung tâm vùng chè bên hữu ngạn sông Hồng, nên chè Địch Quả lúc nào cũng tiêu thụ hết, giá đảm bảo.

Ngoài bán cho Công ty Liên doanh chè Phú Đa và Công ty chè Phú Thọ, trong khu vực còn có rất nhiều xưởng chè lớn, nhỏ khác của tư nhân hoạt động, vào vụ thu hoạch thu mua hết chè tươi, giá cả ổn định.

Thấy được hiệu quả cây chè nhiều hộ đầu tư sắm máy hái chè, máy đốn chè, máy phun thuốc... những công đoạn lao động thủ công nặng nhọc, vất vả đã giảm thiểu rất nhiều, tăng năng suất càng tạo cơ hội để cây chè phát triển.

Nhờ cây chè mà đời sống của người dân xã Địch Quả tương đối ổn định. Năm 2013 thu nhập bình quân toàn xã đã đạt trên 15 triệu đồng/khẩu, xã có hàng trăm hộ giàu từ cây chè. Gần đây trên địa bàn đã có hai cơ sở chế biến chè có vốn nước ngoài và tỉnh ngoài đầu tư, càng mở thêm cơ hội để cây chè phát triển ổn định, lâu dài.


Related news

Tiền Giang Hỗ Trợ Khôi Phục Sản Xuất Cho Người Nuôi Tôm Bị Thiệt Hại Do Bệnh Tiền Giang Hỗ Trợ Khôi Phục Sản Xuất Cho Người Nuôi Tôm Bị Thiệt Hại Do Bệnh

Ngày 21-3, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định 619/QĐ-UBND về việc hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nuôi tôm bị thiệt hại do bệnh nguy hiểm gây ra trên địa bàn tỉnh.

Friday. April 4th, 2014
Tôm Sú Đang Trở Lại “Ngôi Vương” Tôm Sú Đang Trở Lại “Ngôi Vương”

Giá tôm thẻ chân trắng không ổn định, xuống thấp như hiện nay, nhiều hộ dân nuôi tôm ở Cà Mau đang chuyển sang nuôi tôm sú truyền thống. Từ đó, diện tích nuôi tôm sú đang tăng trở lại sau một thời gian bị tôm thẻ chân trắng thống trị hơn 80% diện tích nuôi công nghiệp.

Friday. July 25th, 2014
Kỳ Lạ Mùa Điều Bình Phước Kỳ Lạ Mùa Điều Bình Phước

Năm 2014, tổng diện tích cây điều ở Bình Phước khoảng 135.000 ha, trong đó, diện tích đang cho thu hoạch là 132.575 ha. Dự kiến năng suất gần 1tấn/ ha thì sản lượng điều của tỉnh đạt hơn 132 ngàn tấn. Từ một loại cây trồng chủ lực, cây điều đã trở thành cây làm giàu cho hàng ngàn hộ dân trên đất Bình Phước.

Friday. April 4th, 2014
Người Nuôi Nghêu Lại Lao Đao Người Nuôi Nghêu Lại Lao Đao

Sau khi được hợp nhất, hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu tưởng chừng sẽ trở thành điểm tựa cho người dân nghèo xứ bãi bồi cũng như người nghèo thập phương. Thế nhưng, sau một thời gian thả nuôi, mục tiêu ấy giờ đây không được hiện thực hoá khi giá nghêu giảm thê thảm. Tình trạng giá nghêu thịt xuống thấp làm cho các xã viên HTX nuôi nghêu thương phẩm Đất Mũi lâm vào tình cảnh lao đao.

Friday. July 25th, 2014
Vì Sao Cá Ngừ Việt Nam Không Thể Làm Sushi? Vì Sao Cá Ngừ Việt Nam Không Thể Làm Sushi?

Dùng chày gỗ đập chết, để trên nền đất sau khi đánh bắt... là những nguyên nhân khiến cho cá ngừ Việt Nam khó xuất sang Nhật Bản để làm các món tươi sushi, sashimi.

Friday. April 4th, 2014