Cấp Bù Lãi Suất Phát Triển Thủy Sản

Thông tư hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ đang được Bộ Tài chính soạn thảo.
Dự thảo nêu rõ, các ngân hàng thương mại thực hiện chính sách tín dụng cho vay đóng mới, nâng cấp tàu sẽ được ngân sách nhà nước cấp bù toàn bộ lãi suất cho vay là 7%/năm trong năm đầu tiên từ ngày ký hợp đồng cho vay.
Nếu mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường giảm thì cấp bù theo lãi suất cho vay do Ngân hàng Nhà nước công bố. Những năm tiếp theo, sẽ cấp bù phần chênh lệch giữa lãi suất ngân hàng cho vay với mức lãi suất chủ tàu phải trả theo quy định.
Theo đó, mỗi quý, Bộ Tài chính sẽ thực hiện tạm cấp bù 90% số lãi suất phát sinh quý trước nhưng không vượt quá dự toán được giao đầu năm. Trường hợp không thực hiện tạm cấp, Bộ Tài chính có văn bản trả lời các ngân hàng trong thời hạn 20 ngày làm việc...
Theo dự thảo, các ngân hàng thương mại được ngân sách nhà nước cấp bù lãi phải đáp ứng được điều kiện về thực hiện chính sách tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 67 và các khoản cho vay được cấp bù lãi suất là các khoản cho vay trong hạn (bao gồm cả các khoản vay được gia hạn nợ theo quy định). Trường hợp các khoản vay không trả nợ gốc và lãi đúng hạn bị chuyển sang nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan thì số dư nợ gốc đó không được cấp bù lãi suất kể từ ngày quá hạn.
Related news

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đa số người trồng bí tại làng Bung (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đều đến từ thị xã An Khê và huyện Đak Pơ. Họ phải thuê đất của người dân trong làng với giá từ 3 đến 8 triệu đồng/ha/vụ hoặc 3 triệu đồng/ha trong thời gian trên 2 năm. Hộ ít trồng 7 sào, hộ nhiều cũng trên 2 ha. Và việc trồng bí của họ cũng giống như 1 canh bạc, năm được, năm mất. Năm nay, ngoài một số ít hộ có lãi nhờ trồng sớm, còn lại đa số đều bị thua lỗ do bí vừa mất mùa, vừa mất giá.

Việc thực hiện Chiến dịch phòng chống bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu ở các tỉnh đã có những kết quả đáng khích lệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông báo số 3020/TB-BNN-VP về Kết luận của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại Hội nghị Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phòng chống bệnh hại cây hồ tiêu.

Cuộc tọa đàm trực tiếp có chủ đề “Cà Mau tìm hướng phát triển bền vững cho ngành thủy sản”. Sáng 26/4, tại Cà Mau, Hệ thời sự chính trị tổng hợp (VOV1) và Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực ĐBSCL phối hợp tổ chức cuộc tọa đàm trực tiếp với chủ đề “Cà Mau tìm hướng phát triển bền vững cho ngành thủy sản”.

Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh Tây Ninh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha, trong đó hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước là 27.000 ha, còn lại là sông suối, kênh rạch.

Theo tin từ Cục Thống kê, hiện nông dân các địa phương trong tỉnh Bình Định đã sử dụng 4.255 ha mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Riêng diện tích mặt nước đã thả nuôi tôm 1.482,4 ha, tăng 67,5 ha so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 483,3 ha diện tích tôm thẻ chân trắng và 999,1 ha tôm sú.