Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng đi mới cho vùng chuyên canh rau màu

Hướng đi mới cho vùng chuyên canh rau màu
Publish date: Thursday. September 24th, 2015

Điều này đã phần nào giúp bà con giải bài toán khó về giá cả bấp bênh trong canh tác rau màu.

Nông dân cù lao Bà Hòa chăm sóc bắp cải

Từ năm 2000, qua nhiều lần tham dự các hội thảo, ông Đặng Văn Đơ (ấp Thạnh Hưng) đã tìm hiểu và ký hợp đồng sản xuất giống rau màu nguyên chủng các loại, như: Đậu đũa, đậu que, bắp… với Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang (nay là Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời).

“Ban đầu, cán bộ kỹ thuật của công ty xuống trực tiếp hướng dẫn, nhưng qua vài mùa vụ, mình đã nắm vững kỹ thuật và có kinh nghiệm canh tác nên công ty tin tưởng giao cho mình làm luôn”- ông Đơ chia sẻ.

Hàng năm, khoảng đầu tháng 9 âm lịch, ông Đơ cùng 13 hộ dân ở địa phương tiến hành làm đất, chuẩn bị xuống giống vụ đông xuân, xong vụ đông xuân sẽ tận dụng đất, giàn dây làm sẵn canh tác thêm vụ hè thu.

Với khoảng 7 héc-ta đất canh tác, ông Đơ cùng bà con nơi đây cung cấp khoảng 10 tấn hạt giống các loại mỗi năm. “Các loại giống sẽ đáp ứng theo nhu cầu của công ty ký kết hợp đồng, chúng tôi chủ yếu trồng các loại đậu que và đậu đũa. Làm ít loại nhưng hiệu quả vì mình có thể kiểm soát chất lượng tốt hơn”, ông Đơ phân tích.

Trong quá trình trồng, phải thường xuyên loại bỏ cây tạp, xấu để đảm bảo chất lượng. Với năng suất ước tính khoảng 200kg hạt/công, sau khi trừ tất cả chi phí, bà con còn lời từ 7 - 9 triệu đồng/công. Với thời gian canh tác cũng như so với nhiều loại cây trồng khác thì có thể lãi không cao, tuy nhiên, so với trồng rau màu thì rất ổn định.

“Giá cả đã được ký kết từ đầu vụ theo hợp đồng nên bà con an tâm canh tác, chỉ tập trung vào chăm sóc đạt năng suất thì lợi nhuận càng cao”- ông Đơ nói thêm.

Có thể nói, vì trồng màu lấy hạt nên về khâu chăm sóc, thu hoạch cũng khỏe hơn nhiều so với thu hoạch rau màu thương phẩm.

Chỉ cần đợi đến lúc trái khô là thu hoạch và đem về lựa, giao cho công ty, không cần phải thu hoạch nhiều lần như trồng thương phẩm.

Hiện nay, ngoài Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, ông Đơ còn giao hạt giống cho nhiều công ty khác. Ông Đơ cho biết, nhu cầu của các công ty là khá lớn nhưng để tập trung được diện tích đất lớn để đáp ứng thì còn rất khó khăn nên không dám nhận những đơn hàng lớn…

Trước đây, ông Đơ còn có trang trại rau màu gốc ghép, điển hình, như: Cà chua có gốc ghép cà tím hoặc cà hoang dại, dưa hấu… Tuy nhiên, do ít người trồng vì do vùng đất không thích hợp, thị trường đầu ra không ổn định nên đã dần không còn làm nữa, chỉ tập trung vào sản xuất hạt giống.

Cùng ở ấp Thạnh Hưng, ông Đào Văn Măng, hiện là Chủ nhiệm CLB Nông dân ấp Thạnh Hưng, cũng bắt đầu làm thử mô hình liên kết sản xuất hạt giống với các công ty. “Biết đây là mô hình hiệu quả nên năm rồi, tôi cũng trồng thử đậu que trên khoảng 5 công đất để đánh giá năng suất, sau đó chính thức ký hợp đồng với công ty”- ông Măng giải thích.

Năm nay, ông Măng dự định sẽ tập hợp bà con canh tác nhiều hơn, chỉ cần có công ty đặt hàng thì sẽ đáp ứng.

Qua một năm canh tác, ông Măng chia sẻ kinh nghiệm:

“Khi đậu que lên khoảng 1m sẽ cho trái, những trái đó nên thu hoạch bán thương phẩm, không nên để trái khô vì trái rất ít, lại ngắn và ít hạt. Những trái đậu ở những nấc tiếp theo sẽ ra nhiều hơn, trái dài, hạt nhiều thì năng suất cũng sẽ cao hơn.

Với cách làm này, bà con sẽ tăng thêm lợi nhuận cho mình”.

Chủ tịch Hội nông dân xã Bình Thạnh Nguyễn Anh Huy cho biết, so với giá cả bấp bênh của nhiều loại rau màu hiện nay thì mô hình trồng rau màu lấy hạt thật sự có hiệu quả. Thực hiện mô hình này, bà con có thể liên kết được các doanh nghiệp bằng hợp đồng, với giá cả ổn định nên lợi nhuận cũng được đảm bảo…


Related news

Xuất Khẩu Gạo Thơm Sôi Động Xuất Khẩu Gạo Thơm Sôi Động

Nhu cầu mua của khách hàng tăng, nguồn cung trong nước hạn chế, lợi thế cạnh tranh về giá so với Ấn Độ và Thái Lan được xác định là những yếu tố giúp xuất khẩu gạo thơm của Việt Nam sôi động trở lại trong thời gian gần đây.

Friday. July 5th, 2013
Bưởi Da Xanh Tăng Giá Kỷ Lục Bưởi Da Xanh Tăng Giá Kỷ Lục

Tại tỉnh Tiền Giang, giá bưởi da xanh thương lái thu mua tại vườn từ 50.000-60.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, đem lại lợi nhuận lớn cho bà con.

Friday. July 5th, 2013
“Vàng Nổi” Vải Thiều Muộn Tân Sơn (Bắc Giang) “Vàng Nổi” Vải Thiều Muộn Tân Sơn (Bắc Giang)

Khi hầu hết các vườn vải thiều ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã thu hoạch xong, thì những vườn vải thiều ở hai thôn Hóa và Hả, xã vùng cao Tân Sơn của huyện lại bắt đầu chín đỏ. Nhờ thế mà giá bán cũng cao gấp hai, gấp ba lần so với vải thiều chính vụ, giúp bà con kiếm được bội tiền từ quả vải thiều…

Friday. July 5th, 2013
Chung Quanh Việc Thí Điểm Bảo Hiểm Thủy Sản Tại ĐBSCL Chung Quanh Việc Thí Điểm Bảo Hiểm Thủy Sản Tại ĐBSCL

Chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) tại đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) là một trong những chủ trương lớn của Ðảng, Nhà nước.

Saturday. July 6th, 2013
Hạn Chế Sử Dụng BKC Trong Nuôi Tôm Hạn Chế Sử Dụng BKC Trong Nuôi Tôm

Ngày 2/7, Tổng cục Thủy sản cho biết, theo thông tin từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, trong tháng 4/2013, Nhật Bản đã phát hiện và trả về 5 lô hàng tôm đông lạnh của Indonesia vì có dư lượng Benzalkonium Chloride (BKC) vượt quá giới hạn 0,01 ppm.

Sunday. July 7th, 2013