Cảnh Báo Sử Dụng Phụ Gia E500/501 Trong Cá Tra Philê
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có công văn cảnh báo về việc sử dụng phụ gia E500/501 trong cá tra philê.
Ngày 21/1/2014, công ty Seafood Connection B.V Hà Lan, một công ty chuyên nhập khẩu thủy hải sản từ Việt Nam và đặc biệt là nhập khẩu cá tra đông lạnh đã gửi thư cho Cục NAFIQAD cảnh báo về việc một số DN Việt Nam sử dụng chất phụ gia E500/E501 (các muối carbonat hydro carbonat, sesquicarbonat của kali và natri) trong chế biến các sản phẩm philê cá tra đông lạnh của Việt Nam do lo ngại điều này sẽ dẫn đến việc từ chối nhập khẩu các lô cá tra philê đông lạnh vào EU và tạo ra các vụ bê bối thực phẩm liên quan đến cá tra Việt Nam, làm giảm lòng tin của khách hàng và người tiêu dùng đối với sản phẩm cá tra.
Các chất phụ gia E500 và E501 không có tên trong Danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong chế biến thủy sản theo Quy định (EC) số 1333/2008 của Ủy ban Châu Âu có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/6/2013. Mặt khác, theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm, các phụ gia thuộc nhóm INS500 (Natri Carbonat, Natri Hydro Carbonat, Natri sesquicarbonat) và INS501 (Kali Carbonat, Natri Hydrogen Carbonate) chỉ được sử dụng trong các sản phẩm thủy sản là cá bao bột, cá philê bao bột và sản phẩm thủy sản bao bột đông lạnh.
Hiện tại, các chỉ tiêu này không nằm trong danh mục các chỉ tiêu hóa học được chỉ định kiểm nghiệm đối với lô hàng thủy sản xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành tại Quyết định 1471/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/6/2012. Khi các lô hàng cá tra XK sang EU bị phát hiện các chất này sẽ bị cảnh báo và có thể bị trả về.
Để tuân thủ các quy định ATVSTP của Việt Nam và EU, bảo đảm uy tín của hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam và không gây ảnh hưởng đến hình ảnh cá tra Việt Nam nhất là tại thị trường châu Âu, Văn phòng Hiệp hội trân trọng đề nghị các DN sản xuất cá tra không sử dụng các chất thuộc nhóm E500/501 trong chế biến sản phẩm cá tra, trừ các dạng sản phẩm bao bột.
Related news
Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh Đồng Nai có tổng số đàn heo lớn nhất cả nước với hơn 1,2 triệu con đang nuôi tại 1.261 trang trại, trung bình mỗi ngày có 4.000 con heo được xuất bán. Sau khi có thông tin một số trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại Đồng Nai, người tiêu dùng đã giảm sử dụng thịt heo, giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh, từ 56.000 đồng/kg giảm còn 42.000 đồng/kg, gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi của địa phương. Theo đánh giá của Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, thiệt hại do giá heo giảm trong thời gian qua ước tính hơn 500 tỷ đồng.
Năm 2002, anh Nguyễn Trung Hiếu quyết định từ bỏ công việc ở phòng nông nghiệp huyện để về quê xây dựng cơ sở sản xuất tôm sú giống. Anh Hiếu tâm sự, thấy dân mình đầu tư nuôi tôm ngày càng nhiều nhưng nguồn con giống lại phải mua ở tỉnh khác, nguồn giống trôi nổi nên rất dễ xảy ra dịch bệnh. Vậy là mình quyết tâm làm, vừa làm vừa học. Đến khi đã sản xuất thành công tôm sú giống rồi thì lại "bí" đầu ra. Khó khăn càng chồng chất.
Mục tiêu nhằm tạo ra được sản phẩm thuỷ sản chất lượng và an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu; đánh giá được hiện trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản cũng như hiệu quả kinh tế các mô hình. Xin giới thiệu những giải pháp để bà con tham khảo:
Được sự hỗ trợ về kinh phí, giống và kỹ thuật, xã Xuân Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đã triển khai mô hình “Nuôi cá điêu hồng thương phẩm” tại 5 hộ nông dân ở thôn Thành Sơn, với diện tích 1,2 ha, tổng kinh phí hơn 482 triệu đồng.
Báo cáo của Cục Trồng trọt cho biết: Trước khi bước vào vụ sản xuất ĐX của các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên gặp rất nhiều khó khăn do 5 đợt lũ lớn liên tục nối tiếp nhau gây nhiều thiệt hại về người và tài sản, giống bị trôi, đồng ruộng bị sa bồi thuỷ phá, nhiều công trình thuỷ lợi bị hư hỏng nặng