Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Sú Trở Thành Loại Tôm Hùm Mới

Tôm Sú Trở Thành Loại Tôm Hùm Mới
Publish date: Saturday. June 22nd, 2013

Khi việc tìm kiếm tôm sú ngày càng trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là với các mức giá hợp lý, có một vài cuộc thảo luận của những người trong ngành cho rằng nó đang trở thành một sản phẩm cao cấp của thị trường ngách.

"Tôi chắc chắn rằng phần lớn thị trường, ngay cả những người hiện đang sử dụng tôm sú, sẽ chuyển sang tôm thẻ chân trắng, thậm chí đối với các thị trường truyền thống như Nhật Bản hay Canada, bởi tôm thẻ chân trắng sẵn có hơn và giá tốt hơn," Sree Atluri, điều hành công ty Devi Seafoods, trao đổi với Undercurrent News.

"Chúng ta có thể so sánh tôm sú giống như tôm hùm - một thị trường ngách nhỏ cho một sản phẩm giá cao hơn."

Những nhà sản xuất tôm sú truyền thống - Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và đặc biệt là Ấn Độ - đã chuyển đổi ao của họ sang tôm thẻ chân trắng nhiều năm qua, do sự dễ dàng trong nuôi trồng và tỷ lệ lợi nhuận cao hơn đối với các loài này.

Nhưng dường như trong quý đầu tiên của năm 2013, tình trạng thiếu nguồn cung thực sự trở nên căng thẳng, với giá cả tăng vọt khoảng 25% trong ba tháng (xem biểu đồ dưới đây).

Mặc dù khoảng cách giá giữa tôm sú và tôm thẻ chân trắng đang leo thang, vẫn còn một bộ phận nhỏ khách hàng sẵn sàng trả tiền cho những sản phầm mà họ cho rằng cho có chất lượng cao hơn.

"Chắc chắn có nhu cầu, có rất nhiều người vẫn muốn tiếp tục với tôm sú, họ nghĩ rằng đó là một loại tôm tốt hơn so với tôm thẻ chân trắng, và vẫn có nhiều người hỏi về nó," ông Atluri nói.

"Có một số người vẫn mua, mặc dù nguồn cung thấp và giá cao. Nhu cầu mạnh mẽ từ một khu vực nhỏ của khách hàng chắc chắn - đang trở thành thách thức".

Ông lưu ý rằng chính nhu cầu từ dịch vụ thực phẩm chứ không phải là bán lẻ đã góp phần làm tăng lượng chuyển sang tôm thẻ chân trắng thay thế.

"Nó ngày càng trở thành một sản phẩm cao cấp. Sự biến động giá cả đã được mở rộng, hiện tại khoảng cách giữa tôm sú và tôm thể chân trắng là khá tốt và chúng tôi đạt được số tiền lãi ngày càng tăng đối với tôm sú khi giá tôm sú cao hơn 1 - 1,2 đô so với tôm thẻ chân trắng với kích thước tương đương” ông cho biết.

"[Khoảng cách giá] dải đều đối với tất cả các kích cỡ, tôi chắc chắn rằng khi nhu cầu về một số kích thước chậm hơn thì nhu cầu về kích thước lớn hơn sẽ cao hơn rất nhiều, bởi vì tôm thẻ chân trắng không được sản xuất với các kích cỡ lớn hơn như mức 6-8, tôm thẻ chân trắng được canh tác không thể phát triển tới mức đó”.

Khi nhu cầu đối với việc cung cấp tôm thẻ chân trắng đang cải thiện, khoảng cách giá sẽ mở rộng nhanh chóng trong vài tuần tới, ông Atluri dự đoán.

Devi không phải là công ty Mỹ duy nhất cần lưu ý tình trạng khan hiếm tôm sú, với một lưu ý gần đây từ Chuck Anderson của Pierfish ghi nhận sự thiếu hụt do sự di chuyển của hầu hết các nhà sản xuất sang tôm thẻ chân trắng.

Chuyển sang việc canh tác có lợi hơn

Một số nguồn tin khác xác nhận rằng tôm sú dường như đang trở thành một sản phẩm ngách.

"Thị trường tôm sú ngày càng trở nên hẹp hơn và gần như là thị tường ngách, ông Jim Gulkin, giám đốc điều hành của Tập đoàn Siam Canada cho biết.

"Việt Nam vẫn tiếp tục sản xuất tôm sú, mặc dù có giảm nhưng họ vẫn tiếp tục với một số lượng đáng kể. Có vẻ như lợi nhuận từ tôm sú khiến cho việc tiếp tục sản xuất tại Việt Nam tương đối khả thi".

Trong nhiều nước sản xuất tôm, ao đã được chuyển sang nuôi trồng tôm thẻ chân trắng, do đó gây ra sự thiếu hụt nguồn cung đối với tôm sú.

"Tôm sú Indonesia hiện nay gần như 100% canh tác truyền thống, như tôi biết thì không có canh tác thâm canh", theo nguồn tin từ một điều hành kinh doanh hàng đầu của một công ty xuất khẩu châu Á, trao đổi với Undercurrent.

Phương pháp truyền thống này được sử dụng trên nhiều khu vực của Ấn Độ, chẳng hạn như khu vực Calcutta, và nhiều nơi của Bangladesh, để nuôi trồng tôm sú, ông Atluri giải thích.

Trong các khu vực này, người canh tác cho phép ao được lấy nước đầy nước từ các cửa sông, và để tôm phát triển với mật độ rất thấp, ăn thức ăn tự nhiên. Phương pháp này cho phép chúng phát triển tới kích thước lớn hơn so với tôm thẻ chân trắng, nhưng tỷ lệ sinh sản rất ít nên con số hiện nay gần như không đáng kể.

"Chúng tôi nghĩ rằng sẽ có sự thiếu hụt tôm sú và nhu cầu sẽ mạnh mẽ với giá cao hơn cho loại tôm này, ít nhất là trong năm nay. Về cơ bản dường như sản lượng sản xuất tôm sú vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của Mỹ và toàn cầu"

Việc chuyển đổi rộng rãi sang tôm thẻ chân trắng, đặc biệt rõ ràng ở Ấn Độ, đã cho thấy một thực tế đơn giản là tôm thẻ chân trắng dễ dàng nuôi trồng hơn và sản lượng cũng tốt hơn (mặc cho các vấn đề dịch bệnh hiện nay).

"Sản xuất tôm sú ở Ấn Độ đang giảm vì tôm chân trắng nuôi rẻ hơn, và sản lượng từ nuôi tôm thẻ chân trắng có thể cao hơn 3-5 lần," ông Gulkin nói.

"Ngoài ra, tôm thẻ chân trắng phát triển với tỷ lệ kích thước đồng đều hơn nhiều. Điểm mấu chốt là sản lượng từ trang trại tôm thẻ chân trắng cao hơn hơn nhiều trang trại tôm sú và người canh tác do đó có thể kiếm nhiều tiền hơn. Đây là lý do tại sao sản xuất tôm sú gần như biến mất khỏi Thái Lan, và giảm mạnh ở Indonesia"

Sự bùng nổ đối với sản xuất tôm thẻ chân trắng sẽ không thể xảy ra nếu không có sự canh tác tôm sú đáng kể và cơ sở hạ tầng đóng gói đã tồn tại trước đó ở Ấn Độ, một công ty nhập khẩu có trụ sở tại Mỹ trao đổi với Undercurrent.

"Nông dân Ấn Độ cũng kết luận rằng nông dân tại các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng châu Á khác đã từng nuôi trồng từ 13 năm cách đây: đơn giản mà nói, tôm thẻ chân trắng dễ dàng nuôi hơn".

Ông cho biết thêm rằng đã có báo cáo về việc người mua tôm sú Nhật Bản chuyển sang tôm thẻ chân trắng do giá tôm sú cao, mặc dù ông thắc mắc tại sao điều này lại không giải phóng nguồn cung cho Hoa Kỳ, mà dường như nguồn cung vẫn là một sự khó khăn.

"Nhìn chung, chúng tôi nghĩ rằng sẽ có sự thiếu hụt tôm sú và nhu cầu sẽ mạnh mẽ với giá cao hơn cho loại tôm này, ít nhất là trong năm nay. Về cơ bản dường như sản lượng sản xuất tôm sú vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của Mỹ và toàn cầu"


Related news

Dồn Vốn Cho Nông Thôn Mới Dồn Vốn Cho Nông Thôn Mới

Theo ông Nguyễn Hữu Định, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, tuy rất khó khăn về nguồn vốn ngân sách, nhưng Đồng Nai luôn ưu tiên vốn cho xây dựng nông thôn mới. Tỉnh cũng rất linh động trong việc huy động mọi nguồn lực đầu tư cho nông thôn mới.

Thursday. August 14th, 2014
Bán Mía Sớm Để Nhẹ Gánh Bán Mía Sớm Để Nhẹ Gánh

Đây là tâm sự của hầu hết nông dân trồng mía đã và đang bán mía chục, bởi theo họ, với tình hình giá cả bấp bênh như hiện nay, việc bán mía trong lúc này sẽ cầm chắc lợi nhuận và giảm bớt được gánh nặng nếu như để mía thu hoạch vào thời điểm chính vụ.

Thursday. August 14th, 2014
Định Hướng Phát Triển Cây Cao Su Tại 3 Huyện Phía Nam Định Hướng Phát Triển Cây Cao Su Tại 3 Huyện Phía Nam

Ba huyện phía Nam (Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên) là vùng có diện tích cây cao su tiểu điền lớn nhất tỉnh Lâm Đồng. Trước tình trạng người dân tại một số tỉnh chặt bỏ cây cao su, chính quyền nơi đây đã khuyến cáo người dân nên giữ vững diện tích đã trồng và vẫn định hướng phát triển loại cây trồng đa mục đích này.

Thursday. August 14th, 2014
Tu Tra Có Trang Trại 1.600 Con Bò Sữa Tu Tra Có Trang Trại 1.600 Con Bò Sữa

Tính chung trên tổng mức vốn đầu tư 142 tỷ đồng, hàng năm trang trại sẽ sản xuất, cung cấp cho người chăn nuôi khoảng 200 - 300 con bò sữa Holstein giống thuần (giống bò Hà Lan cho sữa năng suất cao); ngoài ra còn là nơi chế biến phân hữu cơ vi sinh, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp địa phương.

Thursday. August 14th, 2014
Trồng Bí Đỏ Sau Vụ Gặt Trồng Bí Đỏ Sau Vụ Gặt

Nằm trong mô hình thâm canh gối vụ, phát triển diện tích rau màu vụ đông xuân sau vụ gặt, nông dân một số xã ở Hạ Hòa đã và đang trồng thành công giống bí đỏ F1-868 ngay trên thửa ruộng đã gặt lúa. Hiệu quả kinh tế và thu nhập từ giống bí này bước đầu đã được khẳng định.

Thursday. August 14th, 2014