Cảnh Báo Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trong Vùng Nước Ngọt
Sau khi Tổng cục Thủy sản có báo cáo đánh giá sự ảnh hưởng của việc nuôi loại tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt tại một số tỉnh, thành phía Nam.
Ngày 2/6, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đã có văn bản gửi các tỉnh, thành trong cả nước để cảnh báo việc nuôi loại tôm này trong vùng nước ngọt.
Văn bản nhấn mạnh việc nuôi loại tôm này có tác động rất lớn đối với môi trường và đa dạng sinh học. Đặc biệt là ảnh hưởng đến sự sụt lún đất trong khu vực, gây mặn hóa vùng nuôi, ô nhiễm nước ngầm và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa và cây trồng khác xung quanh. Ngoài ra, năng suất nuôi loại tôm này ở vùng nước ngọt kém hơn vùng nước lợ và việc nuôi như vậy có nguy cơ phát sinh dịch bệnh cao.
Thứ trưởng Tám đề nghị tăng cường kiểm tra. Theo đó, đối với những trường hợp trót nuôi thả thì sau khi thu hoạch không để nuôi thả trở lại, không để phát sinh thêm trường hợp nuôi mới…
Related news
Ông Nguyễn Trung Tấn (ấp Tân Bằng, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) lắc đầu ngao ngán: “Trước nuôi tôm công nghiệp dễ làm giàu, làm chơi mà ăn thiệt. Còn giờ làm thiệt lại không có ăn.
Vitamin C đã được nghiên cứu và đánh giá là một yếu tố dinh dưỡng vi lượng thiết yếu cho tôm, cá. Sử dụng Vitamin C trong quá trình nuôi là rất cần thiết, giúp việc phòng bệnh cho tôm cá được tốt hơn, góp phần mang lại hiệu quả cao cho người nuôi.
Cá chiên thường sống ở khu vực nước sạch, dòng chảy mạnh, nơi có nhiều khe đá. Cá chiên là loài cá đặc sản, có giá trị kinh tế cao, giá dao động từ 450 đến 500 nghìn đồng/kg.
Quy trình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (trong đó có tôm) được ban hành và đưa vào áp dụng tại Nghệ An từ năm 2011.
Theo Bộ NN-PTNT, trong 10 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt khoảng 5,37 tỷ USD, giảm 17,7% so cùng kỳ năm ngoái.