Cần Sớm Khắc Phục Những Tồn Tại, Khó Khăn Trong Phát Triển Thuỷ Sản
8 tháng năm 2014, tổng sản lượng thuỷ sản của toàn tỉnh Quảng Ninh đạt trên 59.000 tấn (nuôi trồng đạt trên 20.000 tấn, khai thác đạt gần 39.000 tấn), kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt trên 7,5 triệu USD.
Những con số trên đã cho thấy sản lượng thuỷ sản của tỉnh không ngừng tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Ngành thuỷ sản đã góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; tạo những mô hình sản xuất mới cho nông dân địa phương học tập; xoá đói giảm nghèo.
Tuy vậy, ngành thuỷ sản của tỉnh hiện vẫn đang còn nhiều tồn tại, khó khăn. Có lẽ, câu chuyện của những người nuôi tôm ở xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) thời gian qua là minh chứng rõ nét nhất. Hai năm 2013 và 2014, các hộ nuôi tôm sú ở đây đều lao đao bởi thiệt hại do dịch bệnh, ước tính lên tới hàng tỷ đồng.
Theo tính toán, toàn xã đã có gần 300ha nuôi tôm sú của trên 100 hộ nuôi bị mắc bệnh và thiệt hại nặng. Tình trạng tôm chết liên tiếp hai mùa nuôi ở vùng nuôi tôm Hải Lạng có thể nói là hậu quả của sự cộng hưởng nhiều yếu tố môi trường, con giống, kỹ thuật...
Những tồn tại về đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành thuỷ sản hiện nay đã khiến thuỷ sản phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Không chỉ cơ sở hạ tầng của các vùng nuôi trồng thuỷ sản đang yếu và thiếu mà việc bố trí kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng tránh trú bão, dịch vụ hậu cần nghề cá, hạ tầng thương mại thuỷ sản cũng rất khó khăn.
Đến nay, toàn tỉnh có 7 dự án khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền đang được triển khai thực hiện; trong đó có 5 dự án được đầu tư bằng nguồn vốn của Trung ương, 1 dự án được đầu tư bằng nguồn vốn của tỉnh, 1 dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện hồ sơ thẩm định. Thực tế, các dự án này được triển khai khá chậm, nguyên nhân chính là do thiếu vốn bởi mức kinh phí đầu tư lớn nằm ngoài khả năng cân đối kinh phí đầu tư của một số huyện, thị xã, thành phố.
Bên cạnh đó, việc đảm bảo chất lượng con giống cũng đang là một vấn đề khó. Toàn tỉnh hiện có 27 cơ sở sản xuất giống thuỷ sản; trong đó, có 14 trại sản xuất kinh doanh giống nước mặn và nước lợ, 13 trại sản xuất kinh doanh giống nước ngọt. Công suất mỗi trại bình quân đạt khoảng 30-40 triệu con giống/năm, tập trung chủ yếu ở các địa phương: Móng Cái, Quảng Yên, Vân Đồn, Đầm Hà, Đông Triều.
Tuy nhiên, lượng con giống thuỷ sản mà các trại giống này cung cấp mới chỉ đáp ứng được khoảng 1/4 nhu cầu trong toàn tỉnh, chưa hình thành được chuỗi giá trị trong sản xuất thuỷ sản, chưa liên kết giữa người sản xuất giống, người nuôi trồng thuỷ sản và người chế biến thuỷ sản xuất khẩu.
Thêm vào đó, tình trạng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản không tuân thủ quy hoạch đã không đảm bảo khả năng tái tạo nguồn lợi, gây cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản...
Nghị quyết về phát triển thuỷ sản Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đặt ra mục tiêu, đến năm 2020, kinh tế thuỷ sản chiếm 3% GDP của tỉnh, đóng góp 65% GDP trong khối nông, lâm, ngư nghiệp, giá trị thuỷ sản (tính theo giá trị năm 2010) đạt trên 6.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt từ 13-14%/năm. Để hiện thực hoá các mục tiêu này, cần phải có những giải pháp kịp thời và hiệu quả.
Related news
Ngày 20 tháng 4 năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNQG) phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) đã tiến hành đánh giá các mô hình nuôi trồng thủy sản tại điểm tái định cư xã Mường Giàng.
Theo Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, giá trứng hơn một tuần nay đang bị các doanh nghiệp chăn nuôi FDI đẩy giá tăng từng ngày.
Được biết, vụ mùa sầu riêng ở huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) năm 2013 vừa được mùa, và giá vẫn bình ổn (không tăng, không giảm). Chị Nguyễn Thị Minh Hằng, tiểu thương đã có 10 năm buôn bán sầu riêng ở xã Hà Lâm (huyện Đạ Huoai), cho biết: “Tôi thường đi vào tận vườn để mua sầu riêng, rồi chuyển ra Bắc bán cho thương lái.
Cá chép Nhật có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6 phần ngàn, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 6,5 - 8, nhiệt độ nước thích hợp: 25 – 30 C. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.
Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con, tuy nhiên nghề này vẫn tồn tại những rủi ro rất cao, thậm chí có những vụ nhiều bà con phải mất trắng. Với thời điểm hiện tại khi tình hình thời tiết diễn biến phức tạp kèm theo các biện pháp kiểm soát chất lượng về môi trường nước, phòng ngừa dịch bệnh trên diện tích ao tôm vẫn còn nhiều hạn chế, nên việc tôm bị nhiễm bệnh và chết hàng loạt trong thời gian qua là điều không thể tránh khỏi, gây thiệt hại rất lớn đến với các hộ nuôi. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông, toàn huyện hiện có 49 ha với 44 triệu con giống đang bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy và đốm trắng.