Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần khai thác nguồn điện gió cho các làng bè nuôi trồng thủy sản

Cần khai thác nguồn điện gió cho các làng bè nuôi trồng thủy sản
Publish date: Thursday. April 16th, 2015

Trong một lần đi ngang bè cá của anh Trịnh Kỳ Hòa, một ngư dân nuôi thủy sản lồng bè kỳ cựu trên sông Chà Và, xã Long Sơn, thấy trên bè có trang bị ti vi và quạt điện, chúng tôi rất ngạc nhiên, ghé lại tìm hiểu thì được anh cho biết, gia đình vừa mới trang bị giàn “điện gió”, theo cách gọi của người dân nơi đây về hệ thống điện sử dụng năng lượng gió, với giá khoảng 38 triệu đồng.

“Hệ thống điện gió của mình, nói là hệ thống cho sang, chứ thật ra chúng được thiết kế và lắp ráp khá đơn giản, trên nóc nhà bè là giàn cánh quạt với 3 sải cánh dài khoảng 70 cm bắc nối trực tiếp vào trục của tuốc bin quay liên tục tạo ra dòng điện, điện được hệ thống dây dẫn đến cục diod nắn dòng, sau đó được nạp vào 2 bình ắc quy loại lớn, điện được nạp liên tục, và thường là luôn đầy bình.

Để sử dụng các loại đồ điện gia dụng trên bè như ti vi, quạt, đèn thắp sáng thì cần phải chuyển đổi từ điện 1 chiều sang dòng điện 2 chiều 220 volt”, anh Hòa cho biết.

Được biết, hệ thống điện gió của gia đình do cơ sở điện của anh Nguyễn Văn Sơn, ở đường Bình Giã, thành phố Vũng Tàu lắp ráp. Qua trao đổi với chúng tôi, anh Sơn, chủ cửa hàng cho biết, cơ sở của anh nhận thiết kế và lắp ráp hệ thống điện gió theo yêu cầu trên toàn tỉnh, hệ thống sau khi đưa vào vận hành khai thác sẽ được phía cơ sở bảo hành miễn phí 5 năm đối với các loại linh kiện chính. Sau gần 5 tháng đưa vào sử dụng, hệ thống hoạt động trơn tru, cung cấp nguồn điện khá ổn định phục vụ sinh hoạt cho gia đình anh Hòa.

Việc thí điểm ứng dụng và khai thác nguồn điện gió tại làng bè trên sông Chà Và bước đầu đã chứng minh hiệu quả về kinh tế, qua đó góp phần cải thiện cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bà con sống lênh đênh sông nước. Sau ngày lao động mệt nhọc, bà con được giao lưu học hỏi về nuôi trồng, phòng chống bệnh dịch, gìn giữ môi trường cho vùng nuôi của gia đình mình.

Để việc khai thác nguồn năng lượng gió, rất cần sự đầu tư nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn nhằm hỗ trợ cho người dân trong việc sản xuất đại trà, giảm chi phí giá thành cũng như khắc phục các hạn chế rung lắc, để từ đó khai thác hiệu quả nguồn năng lượng gió ở Việt Nam, một quốc gia ven biển không bao giờ thiếu gió.


Related news

Đàn Bò Tăng Gần 1.400 Con So Với Cùng Kỳ Đàn Bò Tăng Gần 1.400 Con So Với Cùng Kỳ

Mặc dù đàn bò tăng nhưng đàn trâu lại có xu hướng giảm. Thời điểm này, toàn tỉnh có gần 70 nghìn con trâu, giảm trên 600 con so với cùng kỳ.

Monday. February 17th, 2014
Dê Núi Quất Sơn Dê Núi Quất Sơn

Sau gần chục năm nuôi dê, anh Lê Văn Hồng, thôn Hồ Lương, xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, có thu nhập cao từ loài vật này.

Monday. February 17th, 2014
Xã Lùng Khấu Nhin Thêm 44 Hộ Được Nhận Lợn Giống Luân Chuyển Xã Lùng Khấu Nhin Thêm 44 Hộ Được Nhận Lợn Giống Luân Chuyển

Xã Lùng Khấu Nhin (Lào Cai): Thêm 44 hộ được nhận lợn giống luân chuyển Đến nay, 41 hộ dân tại xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương (Lào Cai) đã được nhận luân chuyển 44 con giống lợn đen địa phương, trong đó có 41 con cái, 3 con đực.

Monday. February 17th, 2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Bò Sinh Sản Ở Phú Yên Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Bò Sinh Sản Ở Phú Yên

Sau 3 năm triển khai mô hình chăn nuôi bò để giảm nghèo, 15 hộ dân ở xã Đa Lộc (Đồng Xuân - Phú Yên) đã giảm nghèo bền vững, có cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Mô hình này vừa được biểu dương tại Hội nghị đánh giá giữa kỳ công tác giảm nghèo giai đoạn 2011-2015.

Monday. February 17th, 2014
Quy Hoạch Phát Triển Chăn Nuôi Đến Năm 2020, Định Hướng Đến Năm 2030 Quy Hoạch Phát Triển Chăn Nuôi Đến Năm 2020, Định Hướng Đến Năm 2030

Ngoài ra, quy hoạch cũng đưa ra các giải pháp để thực hiện các mục tiêu như: Nâng cao chất lượng giống, thức ăn chăn nuôi; bố trí quỹ đất; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xử lý môi trường; nguồn vốn đầu tư…

Monday. February 17th, 2014