Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cam Sành, Cây Chủ Lực Cây Làm Giàu

Cam Sành, Cây Chủ Lực Cây Làm Giàu
Publish date: Saturday. July 5th, 2014

Theo chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, đến năm 2015, tỉnh ta sẽ phát triển đạt 5.000ha cam, quýt. Và theo mục tiêu phát triển của tỉnh, từ năm 2016 – 2020, mỗi năm toàn tỉnh sẽ tiếp tục trồng mới 350ha, đầu tư thâm canh xây dựng vườn cam kinh doanh theo tiêu chuẩn VietGAP mỗi năm 400ha.

Đó là những con số được nhấn mạnh tại Hội nghị triển khai Dự án phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm cam, quýt tỉnh đến năm 2020 được tỉnh ta tổ chức tại huyện Bắc Quang tháng 6 vừa qua.

Có thể nói, vùng đất Hà Giang đã ưu ái cho chúng ta không ít đặc sản nông nghiệp. Đó cũng là tiềm năng, là cơ hội để khai thác, phát triển. Trong phát biểu chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh tại hội nghị tổng kết sản xuất vụ Đông 2013, sơ kết vụ Xuân và triển khai vụ Mùa 2014, có nhắc đến trọng tâm cần phải xây dựng thế mạnh chuyên sâu trong sản xuất nông nghiệp đó là “2 cây, 2 con”.

Trong “2 cây” được đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhắc tới có cây cam sành. Đã từ lâu, trái cam sành giường như đã gắn với tên gọi Hà Giang bằng những lợi thế về hương vị đặc biệt thơm ngon. Đặc biệt là vùng đặc sản cam sành của chúng ta ở ngay cửa ngõ của tỉnh, đó chính lợi thế về chỉ dẫn địa lý một cách rất tự nhiên mà không cần phải xây dựng...

Mặc dù sản phẩm cam sành Hà Giang đã có tiếng trên thị trường trong nước, nhưng theo đánh giá của tỉnh, vẫn còn bộc lộ rất nhiều điểm hạn chế trong việc khai thác giá trị của sản vật này.

Đó là người sản xuất chưa áp dụng các quy trình kỹ thuật và đầu tư đúng mức, chưa xây dựng được mô hình khép kín từ sản xuất giống tới thâm canh, sử dụng nhãn hiệu hàng hóa đúng với giá trị bán trên thị trường nên giá trị sản phẩm không cao, chưa tương xứng với tiềm năng của loại cây trồng chủ lực của Hà Giang.

Một trong những lý do khiến sản phẩm cam sành chưa đạt được giá trị tương xứng mà tỉnh và các chuyên gia đưa ra đó là những năm trước đây, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc, chưa đúng kỹ thuật, chưa đảm bảo thời gian cách ly, làm ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng cam sành Hà Giang...

Từ việc phân tích rõ tiềm năng, lợi thế và hạn chế đặt ra đối với cam sành Hà Giang, việc xây dựng, triển khai Dự án phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm cam, quýt tỉnh Hà Giang đến năm 2020 là hết sức cần thiết.

Theo nhiều chuyên gia nông nghiệp, việc tập trung theo hướng nâng cao giá trị cam sành sẽ hướng tới đa hiệu quả, trong đó có hiệu quả về kinh tế, hiệu quả về xã hội và môi trường.

Chính vì thế, trong những phát biểu nhấn mạnh của đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, người luôn quan tâm sát sao và đề ra quyết tâm cho ngành Nông nghiệp, các ngành, các cấp, các địa phương trong mục tiêu phát triển cây cam sành, thì cây cam không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp mà còn là cây làm giàu của người nông dân.

Theo ngành NN&PTNT, tỉnh ta đề ra mục tiêu phấn đấu tăng giá trị thu nhập bình quân 1 ha cam từ 120 – 150 triệu đồng hiện nay lên 250 triệu đồng đến năm 2015 và từ 300 – 400 triệu đồng/ha đến năm 2020. Để thực hiện được mục tiêu đề ra, việc đẩy mạnh đầu tư thâm canh, quản lý tiêu chuẩn sản xuất, xây dựng thương hiệu của sản phẩm cam sành là rất cần thiết.

Cùng với đó, cần phải thực hiện tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung, thành vùng chuyên canh hàng hóa, có sự liên kết “4 nhà”, hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp nhỏ. Cần duy trì việc phát triển diện tích cam hàng năm hợp lí, đảm bảo đúng theo quy trình kỹ thuật. Vấn đề bảo tồn các cây giống đầu dòng và việc xây dựng các cơ sở sản xuất giống tập trung cũng hết sức quan trọng...

Khi thực hiện tốt việc phát triển, nâng giá trị sản phẩm cam, quýt sẽ đem đến hiệu quả rất lớn về giá trị kinh tế cho người nông dân, đúng như quan điểm của tỉnh về chú trọng xây dựng thế mạnh chuyên sâu.

Với sản lượng dự báo khoảng từ 16.800 tấn – 21.000 tấn và với giá trị đạt khoảng trên 420 tỷ đồng/năm, cây cam, quýt sẽ giữ vững vai trò là cây làm giàu, cây chủ lực. Đồng thời, với việc nâng cao giá trị, sản phẩm sẽ từ đứng vững trước sự canh tranh của thị trường. Cùng với đó, giá trị mà sản phẩm cam sành chính hiệu Hà Giang mang lại còn là hiệu quả về mặt xã hội và môi trường.

Trong lộ trình xây dựng Nông thôn mới, đối với các huyện vùng thấp, có tính động lực trong phát triển nông nghiệp như Bắc Quang, Vị Xuyên và Quang Bình thì khi thực hiện dự án phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm cam, quýt sẽ tạo chuỗi sản phẩm khép kín, giảm các bước trung gian để người sản xuất tiếp cận trực tiếp với thị trường.

Từ đó, người nông dân phải tự ý thức trong việc ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật đảm bảo trong sản xuất, bảo quản sản phẩm, đảm bảo sản phẩm của mình được tiêu thụ. Qua quy trình sản xuất tiên tiến, góp phần cải thiện và tạo môi trường sinh thái, từng bước gắn phát triển nông nghiệp nông thôn với du lịch sinh thái ở vùng cam sành Hà Giang.


Related news

Lai Châu Điểm Đầu Tiên Sản Xuất Giống Cá Tầm Siberi Lai Châu Điểm Đầu Tiên Sản Xuất Giống Cá Tầm Siberi

Giống cá tầm nhập ngoại tỷ lệ sống thấp (chỉ đạt 40%) do cá bột chưa quen với môi trường, khí hậu, nguồn nước, sức đề kháng kém. Nhiều lứa cá tầm, Công ty nuôi hơn 3 tháng vẫn chết do không thích nghi được với môi trường mới. Để chủ động giống, lãnh đạo Công ty đã đến Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I (Hà Nội) tìm hiểu kỹ thuật ươm cá bột.

Wednesday. February 25th, 2015
“Vua” Tôm Hùm Bình Ba Tây “Vua” Tôm Hùm Bình Ba Tây

Năm nay 44 tuổi, anh Nguyễn Ngọc Huy đã có 11 năm gắn bó với nghề nuôi tôm hùm. Sinh ra và lớn lên ở thôn Bình Ba Tây, xã Cam Bình, một hòn đảo nhỏ nằm trong vịnh Cam Ranh được bao bọc bởi sóng và gió, thuở thiếu thời của anh Huy là những tháng ngày lênh đênh trên biển.

Wednesday. February 25th, 2015
Gia Lai Địa Chỉ Cung Cấp Giống Cá Chất Lượng Gia Lai Địa Chỉ Cung Cấp Giống Cá Chất Lượng

Hệ thống sông, suối, ao, hồ, đập, hồ chứa hệ thống công trình thủy điện, thủy lợi được xác định là nguồn tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi trồng và tái tạo nguồn lợi thủy sản, từng bước nâng cao tỷ trọng lĩnh vực thủy sản trong cơ cấu ngành nông nghiệp.

Wednesday. February 25th, 2015
Phú Yên Liên Kết Đưa Cá Ngừ Xuất Ngoại Phú Yên Liên Kết Đưa Cá Ngừ Xuất Ngoại

Phú Yên là một trong 3 tỉnh được chọn triển khai thí điểm khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Ngành Nông nghiệp đang khởi động các chương trình để thực hiện mô hình này thành công, nhất là đầu tư đồng bộ từ khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ, đến xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá…

Wednesday. February 25th, 2015
Thú Nuôi “Quái Ngư” Thú Nuôi “Quái Ngư”

Ông Huỳnh Thanh Hồng (ngụ xã Khánh An) có thửa đất rộng khoảng 5.000m2, phía trước trồng kiểng, phía sau đào ao nuôi cá, trong đó có hơn 100 con cá hô đất. Chỉ tay xuống ao đầy bông súng, anh Hồng cho biết, ban đầu chỉ thả vài ba con cá sặc, cá rô phi và cá chép.

Wednesday. February 25th, 2015