Nấm Mối Trễ Sốt Giá

Nấm mối là đặc sản do thiên nhiên ban tặng. Mỗi năm, nấm mối chỉ xuất hiện 2 đợt vào giữa tháng 6 và đầu tháng 7, và những người tìm nấm phải thức từ rất sớm lùng khắp nơi và dạn dày kinh nghiệm mới thu hoạch được loại đặc sản này.
Bác Trần Văn Tuấn ở xã Bình Trưng (Châu Thành) cho biết: "Mọi năm nấm mối đến sớm, nhưng năm nay có vẻ trễ và ít hơn so với mọi năm khiến giá nấm được đẩy lên khá cao từ 500 - 600 ngàn đồng/1kg (nấm búp) và khoảng 200 - 300 ngàn đồng/kg (nấm đã nở)".
Một tiểu thương thu mua nấm mối chợ Vĩnh Kim (Châu Thành) cho biết: "Năm nay nấm mối về chợ rất ít, trung bình mỗi ngày chỉ mua được 10kg, không đủ bán cho khách hàng dù giá cao ngất ngưỡng".
Với kinh nghiệm nhiều năm tìm nấm, bác Tuấn chia sẻ: “Nấm mối mọc nhanh nhưng cũng chóng tàn thường mọc 1-3 giờ sáng và khi trời sáng là tàn, mọc ở những bụi rậm lá phủ nên hơi khó tìm, những người có kinh nghiệm lâu năm mới tìm được, có khi đi mấy chục cây số mà chưa có tai nấm nào và có duyên nữa mới được, bác cười lớn bảo! ”.
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, nấm mối là loại nấm chỉ mọc trong tự nhiên, không thể nhân giống. Nguồn gốc nấm mối từ một loài thực vật cộng sinh lẫn trong đất, được con mối ăn vào sau đó nhả ra theo tuyến nước bọt và mọc thành nấm mối. Nấm mối sau khi chế biến có mùi thơm, vị dai, giòn và rất ngọt dùng để chế biến nhiều món như bánh xèo, bánh canh, xào mướp… được nhiều người ưa thích.
Related news

Bộ Tài chính vừa có công văn số 5165/BTC-TCHQ gửi Cục Hải quan, Cục Thuế các tỉnh, thành phố về việc miễn thuế GTGT cho mặt hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.

Bò là con vật dễ nuôi và mang lại lợi nhuận cao cho nông dân. Vì vậy, mô hình nuôi bò theo hộ gia đình tại xã Long Phước (TP.Bà Rịa) đang được coi là hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi. Mô hình này là bước đột phá trong việc thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế và phù hợp với điều kiện tự nhiên của một xã thuần nông.

Từ hộ nghèo, nhờ áp dụng mô hình chăn nuôi bò sinh sản, đến nay gia đình ông Nguyễn Văn Thơm, ngụ ấp Bà Tiên 1 (Phú Đông, Tân Phú Đông - Tiền Giang) đã trở thành hộ điển hình trong phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo.

Mướp 7 lá là loại cây trồng không còn xa lạ với người nông dân. Cùng với giá trị kinh tế mang lại, trong những năm trở lại đây ở Vĩnh Phúc, mướp 7 lá đã thay thế cây lúa trở thành cây trồng chủ lực của nhiều địa phương như Kim Long (Tam Dương), Tân Cương (Vĩnh Tường) cho hiệu quả kinh tế cao.

Do thời tiết nắng nóng kéo dài, năng suất và sản lượng các loại rau trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã sụt giảm so với những tháng trước.