Cách Sử Dụng Nguồn Bùn Đáy Và Nước Thải Từ Ao Cá Tra
Cách sử dụng nguồn bùn đáy và nước thải từ ao cá tra để trồng rẫy và cho ruộng lúa?
Sau mỗi vụ nuôi, chủ hộ nuôi cá tra đều phải cải tạo ao bằng biện pháp nạo vét càng nhiều càng tốt lớp bùn lắng tụ dưới đáy ao để việc bón vôi đạt hiệu quả cao.
Lớp bùn đáy ao có nhiều phân hữu cơ, nhiều hộ nông dân tỉnh An Giang đã tận dụng bùn thải từ ao nuôi cá tra để bón lót cho đất trồng khoai cao của mình. Đồng thời, do đất rẫy liền kề với ao cá tra, nên nông dân thường xuyên sử dụng nguồn nước thải để dẫn nước tưới cho rẫy khoai. Kết quả rất khả quan, chẳng những khoai được mùa mà còn giảm được chi phí phân bón, thuốc trừ sâu và xăng dầu bơm nước đáng kể.
Hiệu quả trồng rẫy được bà con nông dân nơi đây cho biết như sau: Truớc đây, khi chưa có nguồn phân của ao cá tra thì năng suất rẫy khoai cao của họ chỉ đạt tối đa là 2,5 tấn/công. Nhưng kể từ khi sử dụng hợp lý nguồn phân thải ao cá tra, năng suất khoai cao đã tăng lên đáng kể, đạt hơn 3,5 tấn/công. Giá khoai cao trên thị trường bình quân là 4 triệu đồng/tấn và họ có lợi nhuận tăng thêm khoảng 4 triệu đồng/công đất rẫy.
Ngoài ra, còn giảm được hơn phân nửa lượng phân. Trước đây, mỗi công đất phải sử dụng khoảng 100 kg phân hỗn hợp NPK, sau khi có nguồn phân thải thì lượng phân sử dụng giảm đáng kể, khoảng 20-25 kg phân NPK và 20 kg phân Kaki cho một công đất và không phải tốn chi phí mua phân Urê. Như vậy, mỗi công đất đã tiết kiệm được thêm được gần 300 ngàn tiền phân.
Đồng thời, do không bón phân Urê mà chỉ bổ sung lân và Kali nên cây khoai cứng cáp, ít bị sâu bệnh tấn công và đã giảm cũng khoảng 100-200 ngàn đồng tiền thuốc bảo vệ thực vật. Tổng số lợi nhuận tăng thêm từ việc tăng năng suất, giảm chi phí phân bón, giảm chi phí thuốc trừ sâu bệnh, tính ra mỗi 1.000 m2 đất nông dân được lợi thêm từ 4-5 triệu đồng.
Cũng tại An Giang nhiều hộ nông dân đã sử dụng nguồn nước thải từ ao nuôi cá tra đưa vào ruộng lúa, thì năng suất lúa đã tăng lên hơn 1 tấn/ha và chi phí phân bón cũng giảm khá nhiều. Ngoài ra, nhiều nông dân nơi đây không phải tốn chi phí phân Urê cho lúa, mà chỉ tốn phân Kali và phân NPK năng suất bình quân đạt 8,5 tấn/ha, có hộ đạt được 9 tấn/ha.
Việc sử dụng nguồn bùn đáy ao để tưới cho ruộng, rẫy không những đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân,giảm đựoc chi phí mà còn giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo đọng như hiện nay, ô nhiễm này cũng do nước thải từ việc nuôi cá tra mà nên.
Related news
Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy tác dụng của thảo dược từ lá ổi và xuyên tâm liên lên đáp ứng miễn dịch của tế bào bạch cầu cá tra.
Nuôi cá tra đang ngày càng giảm hiệu quả do chất lượng cá giống xuống thấp làm tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi có khi lên đến 40 - 50%
Mô hình nuôi cá tra nước mặn được hộ gia đình ông Võ Thanh Vân ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng thực hiện rất thành công. Đây được coi là mô hình độc đáo
Trong môi trường nước bị ô nhiễm, giun sán sẽ phát triển nhiều, thường thành dịch. Bệnh không gây chết cá hàng loạt nhưng làm giảm tăng trưởng
Biện pháp hỗ trợ giảm tình trạng nhiễm ký sinh trùng, nâng cao tỷ lệ sống, đảm bảo con giống cá tra sạch bệnh.