Kỹ Thuật Nuôi Cá Tra Và Cá Basa
Related news
Một trở ngại thường gặp trong nuôi cá tra ao thâm canh (Pangasianodon hypophthalmus) là da và thịt cá có thể có màu vàng. Vấn đề liên quan đến thịt vàng trên cá tra rất được các nhà khoa học và người nuôi cá quan tâm, bởi vì cá tra thịt vàng không được các nhà máy chế biến ưa chuộng, do đó khó tiêu thụ. Giá cá tra thịt vàng giảm từ 10 - 20% so với cá tra thịt trắng...
ĐBSCL có hơn một nửa số tỉnh nuôi cá tra, basa bè. Kinh nghiệm nuôi cá bè của nông dân đã trở thành một nghề hoàn chỉnh và vững chắc. Tuy nhiên, sản phẩm cá tra, basa nuôi theo phương pháp sạch đang ngày càng được thị trường ưa chuộng và cần được nông dân áp dụng.
Trong thời gian gần đây, hầu như tất cả các vùng nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long đều đã xuất hiện những loại bệnh phổ biến như xuất huyết, bệnh gan-thận mủ, bệnh gạo, trắng mang, trắng gan đã gây tổn thất rất lớn cho nghề nuôi. Có những vùng nuôi tỷ lệ cá tra nhiễm bệnh gần như tới 100%. Nguyên nhân cá nhiễm bệnh thì có nhiều như do cá bị nhiễm khuẩn hoặc bị các loài ký sinh trùng giáp xác ký sinh và nấm gây hại; do chế độ dinh dưỡng cho cá không cân đối…. khi gặp chất lượng nước ao không tốt hoặc vùng nuôi bị ô nhiễm sẽ thuận lợi gây bệnh và lây lan thành dịch bệnh, đặc biệt là chất lượng cá tra giống đã và đang có xu hướng giảm rất nhiều so với trước đây do thoái hóa.
Có không ít người nuôi gặp nhiều khó khăn trong việc chọn lựa sản phẩm cũng như quy trình sử dụng. Điều đáng nói là chất lượng thuốc, nó gây không ít thiệt hại cho người nuôi cũng như môi trường chăn nuôi. Để giúp bà con chăn nuôi đạt được hiệu quả cao trong việc sử dụng thuốc để phòng và trị bệnh cá, chúng tôi cung cấp cho bà con quy trình sử dụng thuốc trong chăn nuôi cá tra như sau
Bè nuôi cá ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long thường được kết hợp vừa là bè cá vừa là nhà ở. Dựa vào thời gian sử dụng mà chia ra 2 nhóm bè: bè kiên cố và bè tạm thời. Nhóm bè tạm thời thường nhỏ và được đóng bằng tre hoặc loại gỗ chịu nước kém.