Quy Trình Sản Xuất Nhân Tạo Giống Cá Tra
Sơ đồ quy trình sản xuất giống
Nuôi vỗ cá bố mẹ - cho cá đẻ nhân tạo - thu và ấp trứng nở thành cá bột - ương cá bột thành cá hương - ương cá hương thành cá giống.
Nuôi vỗ cá bố mẹ
- Yêu cầu kỹ thuật tuyển chọn cá bố mẹ để nuôi vỗ:
+ Ngoại hình: cá khoẻ mạnh, không bệnh tật, dị dạng.
+ Trọng lượng: từ 2,5kg trở lên.
- Thời gian nuôi vỗ: Cá bố mẹ sau khi lưu giữ qua đông được đưa vào nuôi vỗ bắt đầu từ tháng 3 khi thời tiết ấm nóng.
- Điều kiện ao nuôi vỗ: Ao rộng 500-2.000m2, mức nước sâu 1,5 - 2m. Ao dễ dàng cấp thoát nước, nước ao nuôi phải đảm bảo các chỉ tiêu lý hoá cơ bản sau: nhiệt độ nước 25-320C, độ pH 7-8, hàm lượng ôxy hoà tan lớn hơn 3 mg/l.
- Chuẩn bị ao nuôi vỗ:
Trước khi nuôi, ao cần được diệt cá tạp và mầm bệnh bằng cách tháo hoặc tát cạn hết nước, vét bớt bùn đáy, rải vôi bột đáy và mái bờ ao 7-10kg/100m2. Phơi đáy ao 1-2 ngày (ao không nhiễm phèn). Sau đó lấy nước vào ao qua lưới lọc, khi đạt đúng độ sâu nêu trên mới đưa cá vào nuôi.
- Mật độ, tỷ lệ đực cái
Mật độ nuôi vỗ trong ao 0,1-02kg/m3, tỷ lệ đực cái 1:1, cá đực nuôi chung.
- Chăm sóc và quản lý cá nuôi vỗ trong ao
Thức ăn cho cá bố mẹ có thể là thức ăn hỗn hợp tự chế biến hoặc thức ăn viên công nghiệp có hàm lượng đạm 30% trở lên. Khẩu phần thức ăn tự chế biến là 5-8% trọng lượng thân/ngày, khẩu phần thức ăn công nghiệp 2-3% trọng lượng thân/ngày.
Thức ăn tự chế biến được trộn đều, nấu chín, vắt nhỏ hoặc ép viên và đưa xuống sàn ăn đặt cách đáy ao 25-30cm, hoặc rải từ từ cho cá ăn.
Cho cá ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng (7-8 giờ) và chiều mát (16-17 giờ). Thường xuyên quan sát hoạt động và khả năng bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Thay nước thường xuyên cho ao nuôi vỗ. Trong hai tháng đầu, mỗi tuần thay nước ít nhất một lần với 20% thể tích nước. Từ tháng thứ ba trở đi mỗi ngày thay nước 10-20%.
Đánh dấu từng cá thể bố mẹ để thuận tiện theo dõi. Dùng que nhọn đầu để đánh dấu thứ tự cá bố mẹ. Vị trí đánh dấu trên đỉnh đầu của cá, số La Mã dùng cho cá cái, số ả Rập dùng cho cá đực. Mỗi lần kéo cá để kiểm tra nên ghi lại số để tránh tình trạng lẫn lộn do số bị mờ. Cá đực có thể cắt vây mỡ.
Định kỳ kiểm tra cá bố mẹ và ghi chép đầy đủ số liệu của từng cá thể đã được đánh dấu. Sau khi nuôi vỗ được 2 tháng thì kiểm tra lần đầu, tháng thứ ba kiểm tra để theo dõi phát dục và điều chỉnh chế độ nuôi vỗ thích hợp. Cuối tháng thứ ba, tuyến sinh dục cá cái chuyển sang giai đoạn IV, cá đực đã có tinh dịch.
Từ tháng thứ tư cho đến lúc đẻ, hai tuần kiểm tra một lần. Cá được đánh dấu và theo dõi cẩn thận để định ngày cho đẻ. Mỗi lần kiểm tra phải ngưng cho cá ăn trước một ngày.
Related news
Trước khi nuôi, ao cần được diệt cá tạp và mầm bệnh bằng cách tháo hoặc tát cạn hết nước, vét bớt bùn đáy, rải vôi bột đáy và mái bờ ao 7-10kg/100m2. Phơi đáy ao 1-2 ngày (ao không nhiễm phèn). Sau đó lấy nước vào ao qua lưới lọc, khi đạt đúng độ sâu nêu trên mới đưa cá vào nuôi.
Người ta chưa biết nhiều về thói quen ăn uống của loài cá này. Và sự phân loại về chúng cũng chưa cổ tính thuyết phục. Loài cá này sống phần lớn cuộc đời ở vùng nước ven bờ biển. Chúng chỉ di trú vào sông Mekong (di chuyển ngược dòng) để sinh sản chứ không vào bất kỳ con sông nào khắc.
Cá tra ăn tạp hơn nên mau lớn hơn cá basa. Nếu nuôi cá basa 8-9 tháng, chúng sẽ đạt trọng lượng trung bình lkg/con. Còn với trọng lượng đó thì chỉ cần nuôi cá tra trong vòng 6-7 tháng.
Bệnh nhiễm trùng máu hay còn gọi là bệnh đốm đỏ là một loại bệnh khá phổ biến trong các ao nuôi cá tra thâm canh. Trong trường hợp bị dịch nặng, cá có thể chết đến 80-90%. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, trong đó chủ yếu thuộc giống Aeromonas. Vi khuẩn này có sẵn trong các môi trường nước nhưng chúng ưa sống trong những môi trường nước giàu chất hữu cơ.
Thân cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục, da chuyển màu xám, cá tập trung gần bờ nơi có nhiều cỏ rác. Bệnh nặng, trùng ký sinh ở mang phá hủy các tơ mang khiến cá bị ngạt thở, cá bơi lội lung tung không định hướng.