Cà Mau Nuôi Tôm Khép Kín

Bà Lâm Kim Huệ, ở ấp Tấn Ngọc, xã Ngọc Chánh (Đầm Dơi, Cà Mau), nuôi tôm khép kín trong 4.000m2, vừa thu được 7 tấn tôm chân trắng. “Tôi nuôi tôm 4- 5 năm rồi nhưng chỉ thu được chừng 2 tấn với kích cỡ tôm 100 con/kg, giá bán thấp.
Nay năng suất cao lại tôm đạt kích cỡ 48 con/kg, giá bán cao nên lời nhiều”, bà Huệ phấn khởi.
Cũng ở huyện Đầm Dơi, nhưng tại xã Trần Phán, ông Phạm Văn Tuấn nuôi tôm khép kín vừa thu 16 tấn tôm chân trắng loại 48 con/kg, lãi trên 1 tỷ đồng. Nuôi tôm khép kín được ông Tuấn diễn giải: “Phải có ao ương, ao nuôi để hạn chế lưu thông với bên ngoài và phải có điện ba pha.
Tháng đầu, tôm giống còn nhỏ được nuôi trong ao ương, chăm sóc tốt, hạn chế bệnh chết sớm nên ít hao hụt. Khi tôm đã khoẻ mạnh mới chuyển ra ao nuôi nên tôm mau lớn, năng suất và lợi nhuận đều cao”.
Bà Huệ và ông Tuấn tham gia dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” của Sở KH&CN tỉnh Cà Mau.
Dự án hỗ trợ đầu tư 30% chi phí ban đầu nên các hộ tham gia vượt qua được khó khăn về vốn, làm đúng quy trình kỹ thuật, hạn chế ảnh hưởng của tình trạng ô nhiễm môi trường.
Related news

Mô hình trồng xoài Đài Loan của nông dân xã Mỹ Hiệp (Chợ Mới - An Giang) mang lại nguồn thu nhập khá cao. Là một trong những hộ có nhiều năm kinh nghiệm trong việc trồng xoài Đài Loan, chị Nguyễn Ngọc Huyền khoe: “Cứ một héc- ta trồng xoài Đài Loan thu lãi gần 20 triệu đồng”.

Từ nhiều năm trở lại đây, vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông, Gia Lai) đã trở thành “miền đất hứa” của cánh nhà nông trồng dưa hấu. Có năm lãi lớn, không ít hộ kiếm được cả trăm triệu đồng trong vòng vài tháng. Thế nhưng 2 năm trở lại đây, giá dưa liên tục thấp đã khiến người dân lỗ nặng.

Anh Phạm Thanh Hợp, cán bộ khuyến nông xã Phong Niên (Bảo Thắng - Lào Cai) chỉ cho chúng tôi những cây nhãn ghép gần một năm trước đây đang vươn những cành mới khỏe mạnh. Anh hồ hởi: “Đợt ghép nhãn thứ 2 trên địa bàn xã vừa hoàn thành với hơn 1.000 cây, người dân đã hiểu và tin tưởng hơn vào khoa học, kỹ thuật tân tiến để phục hóa vườn tạp”.

Năm 2013, diện tích cây ăn trái toàn huyện là 5.300ha, sản lượng cả năm đạt trên 80.000 tấn. Chiếm diện tích lớn vẫn là các sản phẩm chủ lực như: xoài, chanh, nhãn...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cà Mau (CASEP), đến ngày 14/11, giá tôm sú loại 20 con/kg trên địa bàn tỉnh này đã ở mức 290.000 đ/kg (tăng 10.000 đ/kg so với tuần trước đó), loại 30 con/kg là 230.000 đ/kg (tăng 5.000 đ/kg), loại 40 con/kg là 205.000 đ/kg (tăng 10.000 đ/kg).