Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Các Nguyên Tắc Phòng Bệnh Cho Heo

Các Nguyên Tắc Phòng Bệnh Cho Heo
Publish date: Monday. August 29th, 2011

Nguyên tắc quan trọng trong chăn nuôi là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy muốn hạn chế được bệnh tật, đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao. Người chăn nuôi cần lưu ý những việc sau:

1. Vận chuyển heo

- Chỉ nên nhận heo khi trời mát (sáng sớm hoặc chiều mát).

- Phương tiện vận chuyển phải rộng, thoáng và an toàn.

- Không vận chuyển số lượng lớn heo trên cùng một xe. Nếu có nhiều loại heo khác nhau (đực, cái, lớn, nhỏ) thì cần phải ngăn riêng từng loại.

- Khi vận chuyển đường dài dưới trời nắng nóng thì cần:

 + Bỏ nước đá vào sàn xe

 + Hạn chế cho xe nghỉ dọc đường, nhất là lúc xe vừa mới chạy. Khi thật cần thiết thì cho xe đậu vào nơi có bóng mát, thoáng gió. Tuyệt đối không tắm heo dọc đường.

 + Chỉ nên cho heo ăn rau trong quá trình vận chuyển.

Ngoài ra để hạn chế STRESS khi vận chuyển có thể sử dụng COMBISSTRESS 1cc/100kg thể trọng.

2. Nhận heo vào trại

- Đối với heo con: dùng bàn tay trái đỡ ngực (ngay phía sau chân trước), tay phải giữ chân sau để bắt heo.

- Đối với heo có trọng lượng lớn: tay trái đỡ ngực, tay phải nắm gốc đuôi. Nếu heo quá nặng cần 2 người thì làm theo cách sau: tay trái của 2 người nắm lấy nhau để đỡ ngực, tay phải của 1 người nắm gốc đuôi, tay phải của người kia đỡ phần mông. Tốt nhất nên có hành lang để lùa heo.

- Nuôi cách ly ở khu vực riêng từ 15 - 20 ngày trước khi nhập đàn. Nên phân biệt khu vực nuôi hoặc chuồng nuôi cho các heo có độ tuổi khác nhau.

- Ngày đầu cho heo ăn khoảng ½ định lượng, ngày thứ 2 là ¾ và ngày thứ 3 cho heo ăn đúng khẩu phần. Bổ sung thêm premix khoáng - vitamin để tăng sức đề kháng cho gia súc.

 - Hòa tan vitaminC vào nước cho heo uống tự do. Sử dụng nước uống sạch, không dùng nước ao hồ tù đọng hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao. 
3. Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi

- Cần giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, thông thoáng, đủ ánh sáng. Mát về mùa hè và ấm vào mùa đông.

- Định kỳ 7 - 10 ngày phun thuốc tiêu độc sát trùng chuồng nuôi, máng ăn, uống và các dụng cụ chăn nuôi khác như: cuốc, xẻng, ủng, quần áo bảo hộ. Sau mỗi đợt nuôi phải vệ sinh tiêu độc chuồng trại và để trống chuồng khoảng 3 - 5 ngày trước khi nuôi lứa mới.

- Phân rác và chất thải trong chuồng cần được thu gom thường xuyên để chuồng trại luôn sạch sẽ. Cần có hầm xử lý chất thải (Biogas) để tránh gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi và cộng đồng.

Ngoài ra, chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng thường có một số côn trùng như: ruồi, muỗi,…có khả năng làm lây truyền bệnh. Do đó, để hạn chế người chăn nuôi có thể sử dụng ICONE hòa nước để phun xịt.


Related news

Tiêu chí chọn lợn đực giống tốt Tiêu chí chọn lợn đực giống tốt

Sau đây là các tiêu chí chọn lợn đực giống tốt:

Saturday. December 12th, 2015
Quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho lợn con, lợn nái, nái hậu bị và lợn thịt Quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho lợn con, lợn nái, nái hậu bị và lợn thịt

Xin giới thiệu quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho lợn con, lợn nái, nái hậu bị và lợn thịt để bà con có thể tham khảo.

Saturday. December 12th, 2015
Những điều cần biết về chăm sóc lợn nái Những điều cần biết về chăm sóc lợn nái

Quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái ở nông hộ, bà con cần lưu ý một số điểm sau đây:

Saturday. December 12th, 2015
Phòng trị bệnh lợn nghệ Phòng trị bệnh lợn nghệ

Bệnh lợn nghệ là các bệnh lây lan qua đường ăn uống, tiếp xúc trực tiếp hay qua đường sinh dục...

Saturday. December 12th, 2015
Chăm lợn nái đẻ đòi hỏi kỹ thuật cao Chăm lợn nái đẻ đòi hỏi kỹ thuật cao

Trong chăn nuôi lợn nái, chăm sóc lợn nái đẻ là công đoạn cuối cùng rất quan trọng để chuẩn bị thu hoạch sản phẩm. Công đoạn này yêu cầu đầu tư kinh phí cũng như kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng cao hơn so với nuôi lợn hậu bị và lợn chửa.

Saturday. December 12th, 2015