Phòng, trị bệnh tai xanh ghép với một số bệnh trên lợn
"Nhiễm khuẩn E.coli là bệnh có tỷ lệ kế phát lớn khi lợn bị bệnh tai xanh, vì mầm bệnh này thường tiềm tàng trong cơ thể vật nuôi và ngoài môi trường, với nhiều chủng gây bệnh khác nhau."
Khi lợn nuôi bị bệnh tai xanh, sức đề kháng giảm, rất dễ cảm nhiễm bệnh kế phát hoặc ghép với một số bệnh khác, làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn, khiến lợn có tỷ lệ chết rất cao.
Cần nuôi lợn với mật độ vừa phải, chuồng trại hợp vệ sinh
Nguyên nhân
Bệnh tai xanh ở lợn do virus PRRSV gây nên. Khi bị bệnh, hệ miễn dịch của lợn kém, sức đề kháng giảm và dễ dàng cảm nhiễm, kế phát, bị ghép một số bệnh khác bằng nhiều con đường.
Trong cơ thể lợn thường tiềm tàng một số tác nhân gây bệnh như vi khuẩn E.coli, virus dịch tả… Khi cơ thể lợn khỏe mạnh, các tác nhân tiềm tàng không có cơ hội gây thành bệnh. Tuy nhiên, khi cơ thể suy yếu là cơ hội để các tác nhân gây bệnh tiềm tàng nhân lên một cách nhanh chóng và gây bệnh ghép cho vật nuôi.
Khi lợn bị bệnh tai xanh, ở trong môi trường có mầm bệnh, lợn rất dễ nhiễm bệnh kế phát bệnh khác.
Phòng các bệnh ghép xảy ra trên lợn
Tiêm tất cả các loại vaccine bắt buộc hoặc theo khuyến cáo để phòng bệnh cho lợn theo đúng lịch trình là phương pháp tốt nhất để hạn chế lợn bị ghép một số bệnh.
Đảm bảo lợn khỏe mạnh được nuôi dưỡng tốt, ăn uống đầy đủ, chuồng, trại hợp vệ sinh, không bị stress,... sẽ chống lại tốt hơn với các mầm bệnh mà chúng mắc phải.
Định kỳ tiêu độc môi trường, khử trùng chuồng trại chăn nuôi, dụng cụ quần áo bảo hộ…
Đảm bảo chế độ cách ly sinh học, tránh để lợn tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh.
Nuôi với mật độ vừa phải để lợn nằm xuống được và xoay xở mà không đông quá mức. Hệ thống thông gió tốt cũng giúp làm giảm nguy cơ ô nhiễm, tồn dư mầm bệnh, nhất là ở nơi nóng ẩm. Máng ăn và nước uống phải đặt ở vị trí cao vừa phải. Không nên nuôi lợn nhiều lứa tuổi cùng với nhau mà phải phân đàn theo lứa tuổi phù hợp.
Phát hiện lợn mắc bệnh, cần cách ly ngay rồi tiến hành tiêu độc, khử trùng chuồng trại, máng ăn, máng uống. Xử lý dứt điểm lợn mang bệnh, để không còn cơ hội cho bệnh khác kế phát.
Một số bệnh ghép với bệnh tai xanh thường gặp ở lợn
Bệnh tai xanh là bệnh khá phổ biến ở lợn. Bệnh có biểu hiện sốt cao 40 - 420C, viêm phổi nặng, ỉa chảy, tai chuyển từ màu hồng sang đỏ thẫm hoặc xanh đến tím đen do xuất huyết. Lợn nái chửa, nuôi con có hiện tượng viêm vú, mất sữa, da vùng cổ, vú, bụng biến từ đỏ thẫm thành tím. Lợn con ốm yếu, mắt có dử da có nhiều vết phồng, viêm phổi nặng. Khi lợn bị bệnh tai xanh, sức đề kháng của bệnh suy giảm nghiêm trọng, lợn thường dễ kế phát và ghép với một số bệnh như liên cầu khuẩn, tụ huyết trùng, dịch tả, phó thương hàn, hồng lị… Cần nhận biết được bị ghép với bệnh gì để có phương pháp điều trị phù hợp.
Lợn có biểu hiện tiêu chảy nặng, phân có mùi thối, có nhiều nốt xuất huyết, là biểu hiện khi lợn bị tai xanh ghép với dịch tả. Trường hợp này, không nên chữa trị mà nên tiêu hủy luôn.
Khi lợn có thêm những biểu hiện viêm phổi nặng, khó thở, bạch hầu sưng to làm biến dạng phần má lợn. Có tình trạng chết đột ngột là biểu hiện bệnh lợn tai xanh ghép với tụ huyết trùng hoặc liên cầu trùng. Điều trị bệnh bằng một số loại kháng sinh như Genta-Tylo, Gentamyxin, Kanamyxin, Hanaxilin theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Khi lợn bị bệnh tai xanh ghép với phó thương hàn, E.coli, lợn có biểu hiện tiêu chảy nặng, phân màu trắng, vàng. Có triệu chứng thần kinh, đi siêu vẹo, quay cuồng, khàn tiếng... dùng các loại thuốc trợ sức dùng các loại thuốc hạ sốt, trợ sức, bổ sung điện giải, đường gluco và sử dụng một số loại kháng sinh như: Genorcoli; Norfacoli; Ampicoli; Spectinomyxin; Tylo300MD; Pneumotic.
Khi bị ghép với bệnh đóng dấu, lợn có biểu hiện sưng khớp, trên da có nhiều xuất huyết từng đám. Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc hạ sốt, thuốc trợ sức và một trong số các loại thuốc kháng sinh: Licomixin, Penixiline, Amtyo, Ampixiline.
Ghép với bệnh hồng lị, lợn có thêm biểu hiện tiêu chảy nặng, phân màu trắng, vàng. Có thể trị bệnh bằng kháng sinh Tiamulin; Lincomixin, Lincospec.
Related news
Để có năng suất tối ưu và bền vững ở lợn nái, sự hiểu biết toàn diện và khách quan về cách thức tích lũy của cơ thể tăng và giảm trong suốt thời kỳ mang thai
Nhằm hạn chế dịch bệnh trong chăn nuôi, nhất là dịch tả lợn châu Phi cần phải nắm rõ là thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, phòng bệnh tổng
Bệnh dịch tả lợn châu Phi (tên tiếng Anh là African swine fever - ASF) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do vi rút gây ra.