Các Giống Mía Triển Vọng Mới Nhập
Trong năm 2010, Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía đường đã tiến hành nhập nội và đang tiến hành sơ tuyển một số giống mía mới của Thái Lan.
Kết quả sơ tuyển bước đầu cho thấy có 5/6 giống có nhiều triển vọng gồm: K99-72, K99-75, K99-82, Khonkaen 3 và Kps01-25. Đây đều là những giống mía có khối lượng cây trung bình khá cao (2,5 – 3,3 kg/cây), tiềm năng cho năng suất mía trung bình rất cao (từ 100-140 tấn/ha), chữ đường bình quân khá (11-13 CCS), có khả năng phù hợp với thị hiếu và điều kiện canh tác mía ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh phía Nam. Riêng giống K2000-89 cần tiếp tục theo dõi, đánh giá thêm ở các vùng khác. Sau đây là lý lịch của các giống mía triển vọng này.
1. Giống mía K99-72
(Giống mía K99-72)
- Nguồn gốc: Do OCSB lai tạo tại tỉnh Kanchnaburi, Thái Lan năm 1999, nhập nội về Việt Nam từ 2007, chính thức từ 12/2010.
- Bố mẹ: K84-200 x E-Hieu.
- Đặc điểm nông công nghiệp: Chữ đường cao, đạt từ 13-14 CCS (trung bình 13,72 CCS). Năng suất mía cao, trung bình đạt từ 75-93,75 tấn/ha trong điều kiện không tưới chỉ sử dụng nước mưa và đạt từ 112,5-125 tấn/ha trong điều kiện có tưới. Đường kính thân trung bình 2,8-3 cm, chiều cao cây trung bình. Mật độ cây khá cao 6-7 cây/bụi, khả năng đẻ nhánh tốt, tốc độ tăng trưởng hơi chậm ở giai đoạn đầu. Ít trổ cờ, chống đổ ngã tốt. Kháng trung bình đối với bệnh than, bệnh thối đỏ. Kháng sâu đục thân tốt. Chín trung bình (11-13 tháng). Thích hợp với chân đất cát pha và đất sét.
2. Giống mía K99-75
- Nguồn gốc: Do OCSB lai tạo tại tỉnh Kanchnaburi, Thái Lan năm 1999, nhập nội về Việt Nam từ 9/2010.
- Bố mẹ: K84-200 x đa giao.
- Đặc điểm nông công nghiệp: Chữ đường khá, đạt từ 11-12 CCS. Năng suất mía rất cao, trung bình đạt từ 100-130 tấn/ha. Đường kính thân trung bình 2,5- 3 cm, chiều cao cây trung bình, mật độ cây cao 6-8 cây/bụi, khả năng đẻ nhánh tốt, tốc độ tăng trưởng nhanh. Không trổ cờ, chống đổ ngã trung bình. Kháng trung bình đối với bệnh than, bệnh thối đỏ, hơi mẫn cảm với rầy đầu vàng, kháng sâu đục thân tốt. Chín trung bình sớm (11-12 tháng). Thích hợp với chân đất ruộng thoát nước tốt hoặc đất cao đủ ấm.
3. Giống mía K99-82
- Nguồn gốc: Do OCSB lai tạo tại tỉnh Kanchnaburi, Thái Lan năm 1999, nhập nội về Việt Nam từ 9/2010.
- Bố mẹ: K84-200 x đa giao
- Đặc điểm nông công nghiệp: Chữ đường khá, đạt từ 11-13 CCS. Năng suất mía rất cao, trung bình đạt từ 110 – 130 tấn/ha. Đường kính thân to 2,8- 3,3 cm, chiều cao cây cao, mật độ cây khá 5-7 cây/bụi, khả năng đẻ nhánh trung bình, tốc độ tăng trưởng hơi chậm ở giai đoạn đầu. Ít trổ cờ, chống đổ ngã trung bình. Kháng trung bình đối với bệnh than, bệnh thối đỏ, ít mẫn cảm rầy đầu vàng, kháng sâu đục thân tốt. Chín trung bình sớm (11-12 tháng). Thích hợp với chân đất thấp.
4. Giống mía K2000-89
- Nguồn gốc: Do OCSB lai tạo tại tỉnh Kanchnaburi, Thái Lan năm 2000, nhập nội chính thức về Việt Nam từ tháng 12/2010.
- Bố mẹ: K84-200 x K83-74.
- Đặc điểm nông công nghiệp: Chữ đường cao, đạt từ 12-13 CCS. Năng suất mía cao, đạt trung bình từ 93,75 – 106,25 tấn/ha trong điều kiện không tưới (chỉ sử dụng nước mưa) và đạt từ 112,5-137,5 tấn/ha trong điều kiện có tưới. Đường kính thân to 3-3,5 cm. Ít trổ cờ, hơi đổ ngã. Sức đẻ nhánh khá 5-6 cây/bụi, tốc độ tăng trưởng khá. Kháng trung bình đối với bệnh than, bệnh thối đỏ, sâu đục thân và bọ phấn trắng (white fly). Chín trung bình (12 tháng). Thích hợp với chân đất sét pha cát, tơi xốp, giàu mùn, thoát nước tốt.
5. Giống mía Kps01-25
- Nguồn gốc: Do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giống mía Kampheng Saen, thuộc Trường Đại học Kasertsat lai tạo tại tỉnh Kanchnaburi, Thái Lan năm 2001, nhập nội chính thức về Việt Nam từ tháng 12/2010.
- Bố mẹ: KPS94-13 x U thong 3
- Đặc điểm nông công nghiệp: Chữ đường rất cao, đạt từ 13-15 CCS. Năng suất mía cao, trung bình đạt từ 112,5-125 tấn/ha. Đường kính thân to 3-4 cm. Sức đẻ nhánh cao 6-7 cây/bụi, tốc độ tăng trưởng khá. Ít trổ cờ chỉ thấy ở một số vùng, ít đổ ngã. Kháng trung bình đối với bệnh thối đỏ. Chín trung bình sớm (10-12 tháng). Thích hợp với nhiều chân đất như sét pha cát, đất cát và sét.
6. Giống mía Khonkaen 3
- Nguồn gốc: Do Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng Suphanburi lai tạo và được Trường Đại học Khonkaen tuyển chọn, nhập nội chính thức về Việt Nam từ tháng 12/2010.
- Bố mẹ: 85-2-352 x K84-200
- Đặc điểm nông công nghiệp: Chữ đường rất cao, đạt từ 13-15 CCS. Năng suất mía cao, trung bình đạt từ 106,25-112,5 tấn/ha. Đường kính thân trung bình 2,74 cm, tốc độ tăng trưởng hơi chậm ở giai đoạn đầu. Sức đẻ nhá tốt 6-7 cây/bụi. Không trổ cờ, chống đổ ngã tốt, lưu gốc tốt. Thích hợp với chân đất cát giàu mùn.
Related news
Nhằm đánh giá năng suất, khả năng sinh trưởng phát triển, chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh của giống bắp lai B21 trên các chân đất của huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), vụ Hè thu 2011, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bình
VS1 - giống lúa thuần chất lượng do TS Trần Duy Quý - Viện Di truyền NN chọn tạo, Công ty CP giống cây trồng Trung ương (Vinaseed) mua bản quyền. Ngay sau khi được Hội đồng KHCN Bộ NN-PTNT công nhận cho phép sản xuất thử, VS1 đã được Công ty triển khai sản xuất ở nhiều vùng sinh thái khác nhau
Khi trồng khoai tây, sử dụng giống có phẩm cấp chất lượng tốt, như cấp giống nguyên chủng hoặc xác nhận. Chọn củ giống tươi ít teo móp, kích cỡ củ đồng đều, khối lượng 1kg củ giống có từ 20-25 củ. Củ giống có mầm tươi, sạch bệnh, mầm mới nhú, mọc khỏe
Bà con ở đây đón thầy Minh như đón người thân về nhà. Gần 10 năm nay, thầy Minh gắn bó với bà con trồng cà chua của huyện Hải Hậu, bằng những giống cà chua lai đầu tiên của trung tâm, chuyển giao tới bà con gieo trồng
Có thể nói, đối với vấn đề trồng cỏ, thật không có gì dễ bằng. Để khắc phục tình hình thiếu thức ăn trong ngành chăn nuôi, đặc biệt là vào thời kỳ hạn hán như hiện nay, việc trồng các giống cỏ cao sản được xem như một giải pháp hữu hiệu, vừa tạo ra nguồn thức ăn cho gia súc, đồng thời bảo vệ tốt điều kiện môi trường, tăng độ phì nhiêu cho đất