Các Biện Pháp Cấp Bách Phòng, Chống Rét Cho Đàn Gia Súc

Tuyệt đối gia súc phải có chuồng trại để ở, không nên thả rông vào rừng. Tận dụng các vật liệu có sẵn ở địa phương như tre, nứa, rơm rạ, bao tải... làm thành từng tấm để có thể che chắn khi trời rét và dễ tháo dỡ khi trời nắng to.
Không để nền chuồng lầy lội, cần làm vệ sinh chuồng trại thường xuyên để cho khô ráo, dùng cỏ khô, lá chuối khô, rơm rạ trải lên nền chuồng. Vào những ngày trời quá rét có thể dùng củi để đốt lửa sưởi ấm cho gia súc hoặc dùng chăn, các áo quần cũ không còn sử dụng, bao tải... để đắp giữ ấm cho gia súc.
Người chăn nuôi cần dự trữ thức ăn cho gia súc để cung cấp trong những ngày giá rét không chăn thả được gia súc. Chú ý khẩu phần ăn cho gia súc phải khoa học và hợp lý, đảm bảo các thành phần dinh dưỡng. Ngoài ra cần phải cung cấp nước đầy đủ và bổ sung vitamin thường xuyên cho gia súc. Cần đun nước ấm cho gia súc uống trong những ngày rét đậm rét hại.
Related news

Các nhà khoa học tại Bộ Nông nghiệp (USDA) đã phát triển một dòng tế bào mới phát hiện nhanh chóng và chính xác virút gây bệnh lở mồm long móng (LMLM) - virút gây ra một căn bệnh có tốc độ lây lan nhanh và gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho đàn gia súc và động vật có móng chẻ khác.

Dự án “Sử dụng đệm lót sinh thái trong chăn nuôi an toàn sinh học” do Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng triển khai từ tháng 6/2012 đến nay đã đạt được những kết quả cao, từ đây mở ra hướng chăn nuôi bền vững theo mục tiêu an toàn sinh học, góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Trong giai đoạn sau cai sữa, lợn con trải qua một quá trình chuyển đổi của chế độ ăn từ bú sữa cho tới tiêu thụ thức ăn chăn nuôi khác. Vì nó có thể gây ra các triệu chứng tiêu chảy nên việc cho lợn con ăn các thành phần dễ tiêu hóa là chìa khóa của vấn đề này.

Người chăn nuôi lợn cần thông tin chính xác về giá trị năng lượng của chất béo trong thành phần thức ăn chăn nuôi để đảm bảo rằng chế độ ăn uống của lợn nuôi được xây dựng một cách kinh tế và tối đa hóa chất lượng thịt lợn. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Illinois đã xác định khả năng tiêu hóa chất béo của lợn đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi làm từ ngô và đậu tương.

Các nhà khoa học tại Bộ Nông nghiệp (USDA) Mỹ đã phát triển một hệ thống mới giúp theo dõi hành vi ăn của vật nuôi.