Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Những Điều Cần Biết Khi Nuôi Heo Nái

Những Điều Cần Biết Khi Nuôi Heo Nái
Publish date: Sunday. December 23rd, 2012

Untitled Document<p><strong>I. Chăm Sóc Heo Nái Trong Giai Đoạn Mang Thai</strong></p><p>Nái tơ lên giống vào tháng tuổi thứ 6 đến tháng thứ 8 (trọng lượng khoảng 80 – 110kg) tuỳ thuộc vào điều kiện chăm sóc. Tuy nhiên , tốt nhất chỉ nên phối giống khi nái trên 6 tháng tuổi và trọng lượng ít nhất 90kg.</p><p>Khi heo lên giống (chu kỳ 21 ngày), thời điểm phối giống thích hợp nhất là khi nái đứng yên cho con nọc phủ (tai dựng đứng) hay lấy hai tay đè lên mông nái mà cũng có hiện tượng tương tự. Việc phối giống nên thực hiện hai lần (phối kép) cách nhau từ 12 – 24 giờ.</p><p>Nái mang thai từ 110 – 117 ngày, thai phát triển nhanh nhất vào tháng cuối của thời kỳ mang thai. Trong suốt quá trình mang thai, nái cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để dự trữ cho cơ thể cũng như để nuôi thai. Trong khẩu phần ở giai đoạn cuối thời kỳ mang thai cho heo nái phải có ít nhất 5-7% chất xơ. Lượng chất xơ này giúp ngăn ngừa hiện tượng táo bón ở heo.</p><p>Khẩu phần ăn cho heo nái cần cung cấp đầy đủ Vitamine và chất khoáng. Thiếu khoáng heo con chậm lớn, heo nái dễ bị bại liệt sau khi sinh. Khẩu phần thức ăn cho heo nái đầy đủ và cân đối sẽ kéo dài thời gian khai thác sinh sản.</p><p>Nếu nuôi nái ở chuồng chung, phải chuyển sang chuồng đẻ trước ngày mang thai thứ 110.</p><p><strong>II. Chăm Sóc Nái Trong Giai Đoạn Đẻ</strong></p><p>- Chuồng đẻ phải được dọn sạch và sát trùng cẩn thận, 5-7 ngày trước khi chuyển nái đẻ đến.</p><p>- Trước khi đưa nái vào chuồng đẻ nên rửa sạch bụng và bầu vú bằng nước ấm.</p><p>- Trong suốt thời gian trước khi đẻ nên cho heo nái ăn giống như trong kỳ mang thai. Tuy nhiên, nên cho ăn loại thức ăn có tính nhuận trường (giàu chất xơ).</p><p>- Khi thấy vú có sữa, nghĩa là nái sẽ đẻ trong vòng 24 giờ sau đó, chăm sóc nái trong lúc đẻ giúp giảm tỷ lệ heo con chết trong và sau khi đẻ. Thời gian đẻ kéo dài từ 30 phút đến 5 giờ đồng hồ. Trung bình mỗi con heo đẻ cách nhau 15 phút, nhưng có trường hợp đến vài giờ sau.</p><p>- Có thể tiêm Oxytocin để hỗ trợ heo nái trong quá trình sinh sản trong các trường hợp sau: Heo rặn đẻ yếu; sau 30 phút heo rặn nhưng chưa đẻ heo con kế tiếp, hoặc heo con đã ra hết nhưng nhau chưa ra. Chú ý không nên dùng Oxytocin nếu heo chưa đẻ ra con nào, hoặc có dấu hiệu rặn đẻ dữ dội nhưng thai không ra, cần phải kiểm tra trước khi dùng thuốc (điều này có thể do thai bị ngược, lệch hay kẹt trong cơ quan sinh sản).</p><p>- Hỗ trợ bằng tay chỉ áp dụng trong trường hợp heo nái có dấu hiệu không thể đẻ được nếu không có sự trợ giúp. Người xử lý nên đeo găng tay dài được bôi trơn bằng dầu thực vật, hay Vaselin trộn với kháng sinh, nái phải được tiêm kháng sinh ngay sau khi xử lý.</p><p>- Sau khi sinh xong, nái được tiêm kháng sinh qua cơ bắp, đồng thời bơm kháng sinh vào đường âm đạo. </p><p>- Nên cho heo con bú sữa đầu (sữa có chứa kháng thể) ngay sau khi sinh. Heo nái chỉ có khả năng cho sữa đầu từ 24 – 36 giờ sau khi sinh. Heo con cũng chỉ có khả năng hấp thu trực tiếp kháng thể qua tế bào biểu mô ruột non ngay giờ đầu sau khi sinh đến 18-24 giờ sau đó. Khi cho heo con vừa đẻ ra bú ngay cũng tác dụng kích thích heo nái rặn đẻ nhanh hơn, ít sót nhau hơn.</p>

Related news

Giảm lượng prôtêin trong khẩu phần ăn để lợn có đường tiêu hoá khoẻ mạnh hơn Giảm lượng prôtêin trong khẩu phần ăn để lợn có đường tiêu hoá khoẻ mạnh hơn

Cho lợn ăn chế độ ăn có hàm lượng prôtêin ít hơn sẽ giúp giảm hàm lượng nitơ trong đường tiêu hoá và giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con cai sữa mà không làm ảnh hưởng tới khả năng tiêu hoá nitơ ở lợn cai sữa chống lại độc tố trong ruột do vi khuẩn Escherichia coli tiết ra.

Monday. April 18th, 2016
Sự lạm dụng kháng sinh và kháng kháng sinh Sự lạm dụng kháng sinh và kháng kháng sinh

Vi khuẩn mang tên Staphylococcus aureus kháng methicillin (viết tắt MRSA: Methicillin Resistant Staphylococcus aureus) đã được phát hiện ở lợn và những công nhân làm việc ở các trang trại nuôi lợn của Hà lan năm 2004, từ đó dòng vi khuẩn kháng thuốc này đã lan sang châu Âu, Canada và Mỹ và gây ra những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người.

Monday. April 18th, 2016
Thụ tinh sâu trong tử cung heo nái thành công - Phần 1 Thụ tinh sâu trong tử cung heo nái thành công - Phần 1

Theo nghiên cứu của TS. Elizabeth Magowan - Viện sinh học và thực phẩm nông nghiệp (AFBI) ở Hillsborough - Bắc Ireland thì sự kết hợp của ống nhựa nhỏ thụ tinh sâu trong tử cung (DIU) với một ống nhựa thông thường trong cách thụ tinh kép đã cho biết tỷ lệ thụ thai (88%) và số heo con sinh ra còn sống (12.1).

Monday. April 18th, 2016
Thụ tinh sâu trong tử cung heo nái thành công - Phần 2 (Phần cuối) Thụ tinh sâu trong tử cung heo nái thành công - Phần 2 (Phần cuối)

Thụ tinh sâu trong tử cung heo nái thành công - Phần 2 (Phần cuối)

Monday. April 18th, 2016
Nghiên cứu tỷ lệ tiêu hoá axit amin trong đậu nành ở lợn con cai sữa Nghiên cứu tỷ lệ tiêu hoá axit amin trong đậu nành ở lợn con cai sữa

Các nhà khoa học của Đại học bang Illionois, Hoa Kỳ và Đại học Konkuk, Hàn Quốc, đã thực hiện nghiên cứu tỷ lệ tiêu hóa acid amin trong oligosaccharide thông thường, có hàm lượng protein cao, hoặc thấp có trong các loại bột đậu nành nguyên dầu và trong bột đậu nành (xay thô) ở lợn cai sữa.

Wednesday. April 20th, 2016