Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Nuôi Dưỡng Và Chăm Sóc Lợn Nái Sinh Sản

Nuôi Dưỡng Và Chăm Sóc Lợn Nái Sinh Sản
Publish date: Monday. July 8th, 2013

Nuôi dưỡng có tính chất quyết định đến năng suất, nhất là nuôi nái sinh sản. Ngoài việc bảo đảm đủ dinh dưỡng khi có chửa và lúc nuôi con còn phải theo sức sản xuất của mỗi giống lợn khác nhau để có biện pháp nuôi dưỡng hợp lý.

1. Lợn cái tơ

Giai đoạn nuôi để lợn phát triển theo hướng giữ làm giống là không nuôi béo.

Lợn có khối lượng từ 25-55kg, nhu cầu năng lượng cần tới 4000-4500Kcal, lợn từ 55-80 kg cần 7000 Kcal.

Nếu 1kg hỗn hợp có năng lượng từ 2800-3000Kcal, lợn có khối lượng 25-55kg cho ăn ngày 1.5-1.8kg; lợn có khối lượng 55-80kg cho ăn mỗi ngày 2kg. Tỷ lệ đạm tiêu hoá trong 1kg thức ăn hỗn hợp là 14% ở loại 25-55kg, 13% ở loại 55-80kg.

2. Lợn nái chửa

Yêu cầu chính của giai đoạn nuôi này cần đảm bảo đủ dinh dưỡng để bào thai phát triển được, đồng thời cho sinh trưởng của lợn đẻ lứa đầu, do cơ thể còn tăng trưởng.

Lợn nái chửa cần được chăm sóc chu đáo, tránh va chạm và không vận chuyển xa, dễ gây sẩy thai.

Trước khi đẻ 2 tuần, chuyển lợn sang ô nuôi lợn đẻ và nuôi con.

Tẩy giun sán nhằm tránh lây từ mẹ sang con.

Trước khi đẻ 1 tuần, giảm thức ăn đạm để phòng bệnh sưng vú do căng sữa sau khi đẻ.

Lợn chửa cần hạn chế thức ăn nhiều tinh bột và cho ăn thêm rau xanh. Ăn rau nhằm bổ sung 1 số nguyên tố cho lợn nái, đồng thời tăng độ choán trong dạ dày để lợn không có cảm giác đói. Cần tăng chất khoáng và vitamin để lợn chuyển hoá tốt thức ăn và phòng táo bón.

Thời gian lợn chửa kỳ 1, cho ăn hạn chế (60-70% khẩu phần hàng ngày), kéo dài 90 ngày, sau đó cho ăn đầy đủ theo quy định.

Đối với lợn nái tơ chửa lần đầu dưới 24 tháng tuổi, có thể tăng khẩu phần lên 10-15%, vì ngoài việc nuôi bào thai còn cho sự phát triển cơ thể của lợn nái.

Lợn nái chửa cho uống hàng ngày 6-8 lít nước sạch.

Cần chú ý đề phòng lợn sẩy thai: không cho thức ăn ôi mốc, thiếu các nguyên tố khoáng và vitamin, nền chuồng trơn, dốc.

Nhu cầu về năng lượng trong khẩu phần ăn cần 6800-7000Kcal/ngày.

Trên 1kg thức ăn hỗn hợp có 2850Kcal, với tỷ lệ đạm tiêu hoá là 13-14% - thì khẩu phần một ngày cho lợn có khối lượng 200kg ăn 2-2.2kg.

3. Chăm sóc lợn nái đẻ

a. Hiện tượng sắp đẻ

Khi thấy lợn căng bầu vú, nặn đầu vú có sữa trong tiết ra (sữa đầu), mông bị sụt là lợn sắp đẻ (khoảng sau 2-3 giờ). Trước đó khoảng 2 ngày, âm hộ lợn sưng to, lợn đi lại quanh chuồng, bỏ ăn, ỉa phân cục không vào chỗ nhất định, ủi máng ăn, máng uống kể cả rơm lót chuồng. Khi lợn tìm chỗ nằm, âm hộ chảy nước nhờn là lợn bắt đầu đẻ.

b. Lợn đẻ

Cần chuẩn bị nơi kín gió, ấm, lót rơm mềm để nhốt riêng lợn con, hoặc nhốt vào thùng có lót lá khô.

Chuẩn bị khăn hoặc vải mềm để lau khô lợn con mới sinh.

Khi lợn đẻ, bọc nước ra trước, lợn con ra theo, sau đó bình thường cứ 10 phút đẻ ra một con. Thời gian đẻ từ 2-3 tiếng, nếu lâu từ 8-10 tiếng là lợn mẹ yếu, có thể do suy dinh dưỡng hoặc bị bệnh. Trường hợp này lợn con dễ bị ngạt chết. Khi đẻ lợn nằm nghiêng một phía, bốn chân duỗi thẳng, thỉnh thoảng lưng co, bụng thót rặn đẻ, lúc đó là con sắp ra. Nếu bình thường cứ để tự nhiên, không can thiệp. Khi đẻ lợn nái ít quan tâm đến con đẻ ra, lợn mẹ khi trở mình dễ đè chết con, cần theo dõi sát sao.

Lợn nái thường đẻ vào buổi chiều tối và đêm, ít khi đẻ ban ngày và sáng sớm. Cần phải trực tiếp theo dõi đến lúc đẻ xong.

Nếu lợn đẻ bọc cần xé bọc ngay sau khỉ ra khỏi âm hộ để lợn con khỏi chết ngạt. Nếu lợn con bị ngạt, có thể hà hơi vào mồm lợn con, nâng hai chân trước lên xuống trong 5 phút, lợn sẽ sống và khỏe dần.

Nhau thai là một thành phần trong bào thai, nặng từ 2.0-5.5kg ở lợn lai, lợn ngoại, từ 0.5-1.0kg ở lợn nội. Nhau thai càng nặng thì con càng to và khỏe.Nhau ra sau cùng là lợn con khoẻ, nhau ra từng đoạn là đàn con yếu.

Cần theo dõi để lấy hết nhau, chăm sóc nái và đàn con.

Nhau thường ra sau khi đẻ con cuối cùng 15-20% phút. Không để lợn mẹ ăn nhau ảnh hưởng đến sưh tiết sữa.

c. Chăm sóc lợnnái sau khi đẻ.

Sau khi ra nhau, dùng nước ấm rửa sạch vú và âm hộ.

Thay rơm ướt ẩm bằng rơm khô mới cho nái nằm.

Cho uống đầy đủ nước sạch có pha ít muối, vì sau khi đẻ lợn thường khát do mất máu.

Để tránh bệnh sưng vú, cho lợn mẹ ăn cháo trong 1-2 ngày đầu. Cho thêm rau tươi non phòng táo bón.

Sau 3 ngày cho lợn nái ăn thức ăn theo quy định để đảm bảo sản xuất sữa nuôi con.

Hàng ngày theo dõi lợn nái có bị viêm tử cung, âm hộ có mủ chảy ra không.

Nếu bị viêm vú thì vú sưng đỏ, nóng. Cần đo nhiệt độ hàng ngày sau khi đẻ 2-3 ngày.

4. Sự tiết sữa của lợn

Sữa đầu: Sữa đầu là sữa lợn mẹ tiết 2-3 ngày dầu sau khi đẻ. Sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng và kháng thể chống bệnh cho lợn con do mẹ truyền qua sữa.

Lợn con phải được bú sữa đầu của chính mẹ nó. Nếu muốn chuyển lợn con sơ sinh từ lợn mẹ này sang lợn mẹ khác nuôi, cần để cho đàn lợn con bú sữa đầu 1-2 ngày của chính mẹ nó.

Lợn nái cho lượng sữa cao trong 21-22 ngày đầu, sau đó giảm dần. Lượng sữa nhiều hay ít phụ thuộc vào tính di truyền của giống và nuôi dưỡng con nái, ít phụ thuộc vào số con đẻ ra. Do lượng sữa ổn định, nên số con đẻ ra nhiều thì khối lượng lợn con nhỏ, đẻ ít thì con to và lớn hơn.

Trường hợp lợn nái ăn chưa đủ chất để sản xuất sữa nuôi con, lợn mẹ phải huy động chất dinh dưỡng trong cơ thể để đáp ứng nhu cầu sản xuất sữa nuôi con. Vì vậy lợn mẹ hao mòn cơ thể, nhanh phát sinh hiện tượng liệt chân sau, nhất là nái lai, động dục trở lại chậm, lứa đẻ thưa dần, lợn con chậm lớn, dễ bị loại thải.

Sữa mẹ là nguồn thức ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng, không loại thức ăn nào có thể thay thế được. Cần đảm bảo cho lợn nái tăng khả năng tiết sữa để lợn con mau lớn, đạt khối lượng cao lúc cai sữa.

Lợn nái nuôi con ở giai đoạn này, cần được ăn tự do, ăn đủ chất. Nếu 1kg thức ăn có năng lượng từ 2950 Kcal đến 3000 Kcal, có tỷ lệ đạm tiêu hoá 15%, một ngày lợn nái nuôi con (số con đẻ ra nuôi từ 8-10 con/ổ) có khối lượng 180-200 kg, cần được ăn từ 5.5-6 kg.

Nhu cầu năng lượng một ngày của lợn nái nuôi con từ 15.000Kcal đến 15.500Kcal. Đối với lợn nái nội: Chửa kỳ 1 khối lượng 80-85 kg, ăn 1.4kg/ngày, năng lượng cần 5426 Kcal. Chửa kỳ 2 (81-114 ngày) ăn 1.6kg/ngày, năng lượng 6170 Kacl. Nái nuôi con (8-10 con/ổ) ăn 2.4kg/ngày, năng lượng 9595 Kcal.


Related news

Người Chăn Nuôi Cần Phải Cẩn Trọng Với Bệnh Dịch Tả Heo Người Chăn Nuôi Cần Phải Cẩn Trọng Với Bệnh Dịch Tả Heo

Bệnh dịch tả là một trong những loại bệnh nguy hiểm do vi-rút gây ra, chưa có thuốc đặc trị. Bởi vậy, khi heo “dính” phải loại dịch bệnh này thì rất khó chữa trị. Khi phát hiện heo bị dịch bệnh, người chăn nuôi không thông báo với chính quyền địa phương và cơ quan thú y gần nhất mà chữa trị theo cách riêng, nên bệnh tình không thuyên giảm.

Saturday. April 26th, 2014
Những Rủi Ro Ảnh Hưởng Đến Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Trong Chăn Nuôi Những Rủi Ro Ảnh Hưởng Đến Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Trong Chăn Nuôi

Trong những năm gần đây, vấn đề vệ vinh an toàn thực phẩm được các cơ quan chức năng và người tiêu dùng rất chú trọng, bà con chăn nuôi ngày càng có ý thức tốt hơn về việc chăn nuôi an toàn sinh học nhằm đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm.

Wednesday. April 30th, 2014
Cách Trị Bệnh Cho Heo Rừng Cách Trị Bệnh Cho Heo Rừng

Để phòng bệnh về đường tiêu hoá, cần cho heo ăn thức ăn đảm bảo vệ sinh, không bị ẩm mốc, hôi thối, không có dư lượng thuốc trừ sâu, khẩu phần ăn phải đa dạng, phong phú, đầy đủ dinh dưỡng...

Saturday. May 31st, 2014
Bệnh Viêm Khớp Ở Lợn Nuôi Do Streptococcus Suis Bệnh Viêm Khớp Ở Lợn Nuôi Do Streptococcus Suis

Viêm khớp là yếu tố gây què ở lợn. Các yếu tố khác gây què ở lợn gồm liên quan đến mất cân bằng dinh dưỡng hoặc thiếu chất, những tổn thương ở chân do chấn thương, hình thành không đúng và thoái hóa xương và các thay đổi khớp.

Saturday. May 31st, 2014
Nâng cao số lượng heo con sơ sinh Nâng cao số lượng heo con sơ sinh

Để nâng cao năng lực cạnh tranh có nhiều phương pháp nhưng một trong những cách chủ lực là nâng cao khả năng sinh sản. Dịch bệnh được tận diệt thì việc tiếp theo là phải nâng cao năng suất sinh sản. Hiện nay, chênh lệch số heo con giữa các quốc gia chăn nuôi tiên tiến và phần còn lại là rất lớn, vì vậy cần phải quan tâm nỗ lực cải thiện vấn đề này.

Thursday. June 18th, 2015