Cá sặc nuôi ế ẩm

ÔNG Trần Đình Vân (thôn Tân Phú) thả nuôi hơn 2.500 con giống cá sặc trong lồng trên sông Trường Giang từ tháng 3.2015.
Qua 6 tháng nuôi đã đến kỳ thu hoạch cách đây hàng chục ngày nhưng đến nay vợ chồng ông vẫn loay hoay đủ cách để tìm mối bán cá.
Ông Vân than thở: “Theo tính toán, qua gần 6 tháng nuôi, chúng tôi chi phí cho con giống, thức ăn lên đến hơn 80 triệu đồng.
Hiện tại, cá nuôi trong lồng có trọng lượng từ 0,4 đến 1kg, trừ hao hụt, xuất bán hết, nếu được trên 1 tấn vẫn chưa hòa vốn vì giá hạ quá mà ngặt một nỗi không có người mua hết chỗ cá này.
Giữ cá lại, mỗi ngày phải tốn 3 - 4 trăm nghìn đồng, mà cá càng lớn càng khó bán”.
Hiện ở thôn Phú Tân (xã Tam Xuân 1) cũng có hàng chục hộ nuôi cá sặc chưa xuất bán được.
Lồng nuôi cá sặc trên sông Trường Giang.
Năm nay, giá cá sặc nuôi từ 90 nghìn đồng/kg tụt xuống còn 65 rồi 60 nghìn đồng/kg.
Giá đã hạ nhưng người mua hạn chế.
Tại thôn Phú Tân, hàng chục hộ nuôi cá sặc lồng nhưng với quy mô nhỏ hơn (mỗi hộ chừng 1.000 con giống).
Các hộ ông Lê Văn Sơn, Lê Văn Bảy, Hồ Văn Mân… tranh thủ xuất cá sớm từ giữa tháng 8 dương lịch, bán được 80 - 85 nghìn đồng/kg.
Tuy vậy, để bán hết số lượng cá sặc nuôi, dù không nhiều, các hộ đã phải xuất từng đợt trong nhiều ngày, mỗi ngày chừng vài chục ký cho tư thương ở Tam Kỳ.
Xuất bán sớm được giá, mỗi hộ nuôi từ 1.000 - 1.500 con cá sặc ở thôn Phú Tân thu lãi trên dưới 20 triệu đồng.
Được giá đầu mùa nhưng đến thời điểm này cá sặc nuôi lại tụt giá mạnh và ế ẩm, nhiều hộ nuôi đang rất lo lắng.
Cá sặc được mệnh danh là “chúa tể” của các loài thủy sản ở vùng sông rạch vì thịt béo, thơm ngon.
Trước đây, ngư dân không dễ đánh bắt được nhưng gần đây, nhiều hộ dân triển khai mô hình nuôi trồng loài thủy sản này.
Nghề nuôi cá sặc phát triển mạnh ở xã Tam Xuân 1, Tam Hòa, thôn Tân Phú từ năm 2013.
Người đi tiên phong trong nghề này ở Tam Xuân 1 là anh Lê Minh Hải (thôn Phú Tân).
Năm 2013, anh vào tận Nha Trang mua 1.000 con giống cá sặc về nuôi.
Cá sặc giống có chiều dài chừng vài phân mua với giá 3 nghìn đồng/con.
Đem giống về, anh Hải làm lồng bọc luới ny lon rộng chừng 30m2, cao khoảng 3m và thả nuôi ở vùng hạ du sông Tam Kỳ.
Năm đó, với giá dao động 80 - 100 nghìn đồng/kg, anh Hải thu lãi 15 triệu đồng.
Anh nói: “Số tiền lãi không phải là lớn nhưng có giá trị cao vì nuôi cá sặc ít tốn công lại dễ nuôi”.
Nhận thấy nuôi cá sặc đem lại hiệu quả khá, năm nay hàng trăm hộ dân vùng ven sông Trường Giang thả nuôi, có hộ nuôi đến vài ba nghìn con cá giống.
Cá phát triển tương đối tốt nhưng người dân đang đối mặt với khó khăn trong việc tìm mối tiêu thụ sản phẩm.
Related news

Đây là loại cây ăn trái đặc sản chủ lực của địa phương đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa từ năm 2005.

Vừa qua, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) phối hợp với UBND xã Bình Thạnh tổ chức công bố chứng nhận VietGAP trên cây chanh cho Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ chanh Cao Lãnh. Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ chanh Cao Lãnh đặt tại ấp Bình Linh, xã Bình Thạnh, có 50 hộ tham gia với diện tích 30ha (thành lập vào tháng 6/2013).

Kỹ sư Nguyễn Ngọc Thành, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn huyện Cái Bè (Tiền Giang), người đã có công lớn trong việc ươm mầm và nhân rộng giống mãng cầu xiêm Thái vốn có nhiều đặc tính nổi trội hơn so với giống mãng cầu xiêm thường (đơn tính) như: Năng suất cao, chất lượng trái ngon hơn.

Những năm trước, nông dân ấp Huyền Đức, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh chú trọng đưa cây dưa hấu mùa nghịch trên đất giồng cát để tăng thu nhập. Tuy nhiên, những năm gần đây, do giá dưa hấu bấp bênh, đầu ra không ổn định, nên một số nông dân ở đây chuyển đổi sang trồng củ cải trắng đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập đáng kể cho nông dân trong mùa nghịch.
Vận động bà con nông dân đưa ruộng đất vào sản xuất mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) đã được tỉnh nhà tích cực thực hiện.