Cà Phê Đắk Hà Được UTZ Certified Chứng Nhận Toàn Cầu

Hiện nay, huyện Đắk Hà có 8.000 ha cà phê, hầu hết được canh tác theo hướng bền vững, thu hái với tỷ lệ quả chín đạt trên 95%.
Chiều 22/1, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ đón chứng nhận cà phê quốc tế UTZ Certified. Theo một đại diện của UTZ Certified, đây là lần đầu tiên tổ chức này trao chứng nhận cho một sản phẩm cà phê bột của Việt Nam.
Hiện nay, huyện Đắk Hà có 8.000 ha cà phê, hầu hết được canh tác theo hướng bền vững, thu hái với tỷ lệ quả chín đạt trên 95%. Cà phê Đắk Hà đang vươn tới thương hiệu cà phê sạch với sản lượng hàng năm cung cấp ra thị trường trên 22.000 tấn cà phê nhân; cà phê bột cũng ngày càng được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường.
Sau nhiều năm Công ty Xuất nhập khẩu cà phê Đắk Hà nỗ lực xây dựng thương hiệu cho hai dòng sản phẩm chính là cà phê phin và cà phê hòa tan, “Cà phê Đắk Hà”, thương hiệu của Bắc Tây Nguyên đã được người tiêu dùng trong nước bình chọn top 500 sản phẩm - dịch vụ hàng đầu tại Việt Nam, là hàng Việt Nam chất lượng cao được người tiêu dùng tin cậy. Với việc được UTZ Certified chứng nhận toàn cầu, cà phê bột của Đắk Hà sẽ có cơ hội vươn xa hơn trên các thị trường.
Ông Phạm Đức Hạnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Đắk Hà cho biết: “Chúng tôi luôn nhận thức được rằng, có một sản phẩm cà phê Đắk Hà như hôm nay không phải là ngày một, ngày hai mà cả một quá trình gian nan vất vả của doanh nghiệp, người nông dân, của chính quyền địa phương.
Chúng tôi rất mừng và tự hào trước việc này. Một thành quả lao động, một sản phẩm do chính con người Đắk Hà làm ra đã có tên tuổi đích thực của nó trên thị trường trong nước và thị trường thế giới. Và cũng rất là lo cho việc giữ vững cho thành quả lao động và chất lượng đã được chứng nhận”.
Related news

Mặc dù tháng 3, tháng 4 năm nay thời tiết chưa phải là quá nóng so với nhiều năm trước đây nhưng tình trạng nghêu chết hàng loạt trong tỉnh Bến Tre đã diễn ra, gây nhiều thiệt hại cho các hợp tác xã (HTX). Ngành Nông nghiệp cũng đã cử đoàn cán bộ kỹ thuật trực tiếp xuống các sân nghêu để tìm hiểu nguyên nhân và có giải pháp hạn chế.

Ông Đoàn Quốc Lượm một ngư dân tại cửa biển Sông Đốc cho biết: Sau khoảng 20 ngày khai thác, chiếc tàu lưới kéo của gia đình thu hoạch được hàng chục tấn cá các loại. Do giá cá biển đang ở mức cao, nên sau khi trừ chi phí và chia cho ngư phủ, ông Lượm còn lãi khoảng 100 triệu đồng. Được mùa cá, nhưng các phương tiện làm nghề câu mực tại thị trấn Sông Đốc lại có một chuyến biển thất thu, chỉ từ huề đến lỗ vốn.

Riêng với tôm nuôi công nghiệp, sau khi đã thu hoạch, các doanh nghiệp đang cải tạo để thả nuôi đợt tiếp theo. Năm 2014, ngành nông nghiệp Kiên Giang phấn đấu đạt sản lượng 52.000 tấn tôm nuôi, tăng 10.000 tấn so với năm trước.

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm thẻ chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc – khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (trên 150 ha).

Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Chủ tịch UBND xã và các hộ nuôi trồng thủy sản thì việc tôm cá xuất hiện chết rải rác thời gian gần đây là do các nhà máy, xí nghiệp từ đầu nguồn sông Yên xả thải xuống sông khiến tôm cá nhiễm bệnh rồi chết. Ngoài ra, do nhiệt độ những ngày qua giảm đột ngột, kèm theo những cơn mưa giông, đã gây sốc cho tôm nuôi.