Cả Nước Chỉ Còn 2 Khu Vực Được Khai Thác Chính Gỗ Rừng Tự Nhiên
Quy định mới của Chính phủ nhấn mạnh việc kiểm soát chặt chẽ khâu chế biến, mua bán gỗ để ngăn chặn tình trạng tiêu thụ, sử dụng gỗ bất hợp pháp.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014 - 2020 nhằm quản lý chặt chẽ khai thác gỗ rừng tự nhiên, bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có góp phần chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.
Mục tiêu cụ thể của Đề án là nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, sau năm 2020 sẽ tạo được những khu rừng sản xuất có chất lượng tốt đủ điều kiện khai thác bền vững, nhằm đáp ứng nhu cầu gỗ rừng tự nhiên cho tiêu dùng trong nước và từng bước thay thế gỗ nhập khẩu.
Dừng khai thác chính gỗ rừng tự nhiên
Theo đó, sẽ dừng khai thác chính gỗ rừng tự nhiên trên phạm vi cả nước, trừ 2 khu vực (thuộc Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Đắk Tô, tỉnh Kon Tum và Công ty TNHH một thành viên lâm công nghiệp Long Đại, tỉnh Quảng Bình) đã được phê duyệt phương án, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững quốc tế và việc khai thác thác tận dụng trên diện tích rừng sản xuất Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn; tăng cường sự lãnh đạo của chính quyền các cấp trong công tác bảo vệ rừng; tăng cường và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng kiểm lâm theo quy định.
Kiểm soát chặt chẽ khâu chế biến, mua bán gỗ để ngăn chặn tình trạng tiêu thụ, sử dụng gỗ bất hợp pháp.
Cụ thể, rà soát, kiểm tra các cơ sở chế biến gỗ, chỉ cho phép hoạt động đối với các cơ sở đúng quy hoạch, có nguồn nguyên liệu ổn định và đảm bảo hệ thống sổ sách đáp ứng cho công tác truy xuất, kiểm soát nguồn gốc gỗ hợp pháp; hạn chế hình thành mới đối với các cơ sở chế biến, mua bán gỗ; giải tỏa và không hình thành mới các cơ sở chế biến gỗ ở trong rừng và gần rừng tự nhiên; cương quyết đình chỉ hoạt động đối với những cơ sở chế biến gỗ vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Cấm mua bán trao đổi gỗ rừng tự nhiên dưới mọi hình thức
Cùng với đó là giám sát chặt chẽ trong khai thác sử dụng gỗ rừng tự nhiên của hộ gia đình, cá nhân được giao rừng.
Theo đó, hộ gia đình, cá nhân chỉ được sử dụng gỗ cho nhu cầu thiết yếu tại chỗ, nghiêm cấm việc mua bán trao đổi dưới mọi hình thức. Khối lượng gỗ khai thác tối đa 10 m3/hộ/lần, nhưng không được lạm vào vốn rừng.
Đồng thời, nâng cao giá trị gỗ rừng trồng, đảm bảo nhu cầu thiết yếu về gỗ của người dân như đẩy mạnh nghiên cứu chọn tạo giống mới có năng suất, chất lượng cao phục vụ trồng rừng sản xuất; tăng cường công tác khuyến lâm để người dân miền núi phát triển rừng nhằm tự túc gỗ sử dụng cho nhu cầu thiết yếu tại chỗ...
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/ca-nuoc-chi-con-2-khu-vuc-duoc-khai-thac-chinh-go-rung-tu-nhien-post135996.html
Related news
Trong 6 tháng đầu năm 2015, tổng giá trị XK NT2MV đạt 40,21 triệu USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2014. Top 9 thị trường chiếm 92% tổng giá trị XK NT2MV của Việt Nam.Trong 6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam XK NT2MV sang 48 nước, giảm 4 nước so với cùng kỳ năm 2014.
Tính đến thời điểm này, xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đạt trên 20.000 tấn, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2014 (trong đó tôm đông lạnh đạt trên 19.600 tấn).
Cá tra phile đông lạnh xuất khẩu chỉ 56.000 đồng – 60.000 đồng/kg nhưng bán tại Hà Nội là 70.000 đồng – 80.000 đồng/kg.
Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Ngọc Trí (Ngọc Trí Seafood) cho biết trong 7 tháng đầu năm nay kim ngạch XK tôm của công ty đạt khoảng 40 triệu USD, tăng 7% so với cùng kỳ nam 2014. Thời gian này các thị trường NK tôm như Nhật Bản, Hàn Quốc bắt đầu tăng sức mua để phục vụ các dịp lễ cuối năm nay.
Đến nay, những quy định mang tính ưu đãi cao trong Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ dành cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn liên quan đến ngành chăn nuôi vẫn chưa tạo được nhiều sức hút. Đầu vào là vậy, giải quyết căn cơ khâu đầu ra vốn nhiều gian nan có thể là câu trả lời cho vấn đề.