Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam

Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19,21% tổng giá trị xuất khẩu. Trong 7 tháng năm 2015, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 687,16 triệu USD, giảm 29,39% so với cùng kỳ năm 2014.
Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc cũng giảm đáng kể với mức giảm lần lượt là 10,56% và 10,45%.
Xuất khẩu tăng trưởng đáng chú ý ở các thị trường như Thái Lan (tăng 19,03%) và Anh (tăng 30,02%).
Cũng trong 8 tháng, Việt Nam đã nhập khẩu 727 triệu USD mặt hàng nông sản, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2014. Thị trường nhập khẩu lớn nhất là Ấn Độ (chiếm 31%) tiếp đến là Nauy, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản với thị phần lần lượt là 7%, 6,7%, 6,3% và 6%. Thị trường có giá trị tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái là Hàn Quốc (89,8%).
Thị trường cá tra nguyên liệu tại hầu hết các tỉnh ĐBSCL không có dấu hiệu khởi sắc trong tháng 8, giá giữ ở mức thấp và nhu cầu yếu.
Tại An Giang, nhu cầu cá tra nguyên liệu loại 650-850g/con khá yếu, giá dao động ở mức khoảng 19.400-20.000 đ/kg (trả chậm).
Giá tôm sú nguyên liệu tại ĐBSCL tháng này diễn biến từ ổn định đến tăng nhẹ tùy kích cỡ so với tháng trước. Cụ thể, tại Sóc Trăng, tôm sú loại 20 con/kg tăng 15.000đ/kg lên mức 240.000 đ/kg, loại 30 con/kg tăng 5.000 đ/kg lên 170.000 đ/kg. Tại Cà Mau, tôm sú nguyên liệu cỡ 20, 30 con/kg vẫn ổn định ở mức giá tương ứng là 260.000đ/kg và 190.000 đ/kg.
Trong khi đó, giá tôm thẻ chân trắng nguyên liệu tại hầu hết các tỉnh đều tăng khoảng 1.000-4.000 đ/kg tùy kích cỡ. Tại Sóc Trăng, giá tôm thẻ loại 40, 60, 70 và 80 con/kg tăng 3.000 đ/kg lên lần lượt là 125.000 đ/kg, 110.000 đ/kg, 105.000 đ/kg và 100.000 đ/kg. Tại Cà Mau, tôm thẻ cỡ 60,70,80,90 con/kg tăng 3.000 đ/kg lên lần lượt 110.000 đ/kg, 105.000 đ/kg, 100.000 đ/kg, và 95.000 đ/kg.
Related news

Phú Yên là tỉnh có tiềm năng NTTS rất lớn, nhất là nuôi tôm sú, tôm hùm... Tuy nhiên, khi dịch bệnh xảy ra gây thiệt hại lớn, thú y thủy sản vào cuộc thì "việc đã rồi". Do trình độ chuyên môn hạn chế nên công tác phòng chống dịch bệnh như "ném đá ao bèo".

Như NNVN từng phản ánh, đợt rét đậm rét hại kèm sương muối năm 2010 đã hạ gục trên 1.000 ha cao su mới trồng tại Hà Giang. Sau cú sốc lớn, tỉnh Hà Giang thận trọng không mở rộng mà chỉ quyết tâm khôi phục diện tích cao su bị chết, nhưng sự đương đầu này quá mạo hiểm.

Còn hơn một tháng nữa là đến mùa trồng sắn, người dân không thể hiểu nổi giá sắn năm nay lại rớt thảm hại như vậy. Những tỉnh trồng nhiều sắn như Lào Cai, Yên Bái hiện còn cả chục ngàn ha sắn, nhổ cũng chết mà không nhổ cũng chết.

Đồng Tháp Mười (ĐTM) là vùng đất nhiễm phèn vốn không phù hợp với việc nuôi cá tra. Vậy mà hiện nay, mỗi năm đã có hàng chục ngàn tấn cá tra được nuôi ở ĐTM nhờ sức sáng tạo của nông dân địa phương. Một hướng đột phá độc đáo đang mở ra triển vọng lớn cho ĐTM và cả nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL.

Nắm bắt được nhu cầu thị trường ưa chuộng các loại thịt động vật ngoài những gia súc truyền thống, nhiều hộ dân ở các huyện ngoại thành (TP.HCM) đang rộ lên phong trào nuôi con đặc sản (thỏ, ếch, nhím, cá sấu…) để cung cấp cho các nhà hàng, quán nhậu. Nghề này có thể giúp người dân thu lãi lớn nhưng cũng đối mặt với không ít rủi ro...