Cà Mau phát triển cụm ngành thủy sản

Trong định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản, ngoài chú trọng nuôi tôm, cua, sò huyết, cá, Cà Mau sẽ từng bước phát triển nuôi trồng ven biển và trên biển, ưu tiên các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao. Từng bước củng cố và đưa vào sản xuất có hiệu quả nghề nuôi nghêu ở bãi Khai Long, mở rộng quy mô nghề nuôi cá lồng bè trên Hòn Chuối, nuôi hàu lồng trên sông và ven biển.
Trên lĩnh vực chế biến sẽ đa dạng hóa các sản phẩm chế biến, đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu và trong nước. Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thủy sản của Cà Mau, nhằm tăng năng lực cạnh tranh về thương hiệu và tăng giá trị gia tăng của sản phẩm trên thị trường.
Related news

Với diện tích thả nuôi năm 2014 gần 603 ha, huyện Tam Nông được xem là “thủ phủ” tôm càng xanh (TCX) tại Đồng Tháp.

Nói đến cá bông lau, người ta nghĩ ngay đến sông Vàm Nao. Đây là đoạn sông lớn nhất nối sông Tiền với sông Hậu, gắn với nhiều câu chuyện huyền bí của dân “bà cậu”. Xem săn cá bông lau, rồi chế biến ngay trên dòng sông Hậu, kết hợp với tự tay hái bắp, bẻ cà, thu hoạch ấu… đang trở thành tour du lịch thú vị với những người yêu sông nước.

Nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bắc Giang đang phát triển mạnh. Sản lượng năm 2014 đạt hơn 29,5 nghìn tấn, đứng đầu khu vực trung du miền núi phía Bắc. Toàn tỉnh đã hình thành nhiều khu nuôi thâm canh và bán thâm canh, khu sản xuất hàng hóa tập trung.

Tàu câu cá ngừ đạt sản lượng quá ít, lỗ vốn. Đành chịu! Nhưng một số tàu câu được nhiều cá lại bán không trôi, cũng lỗ vốn. Ngư dân Phú Yên “sốc”! Điều gì đang xảy ra ở nơi “thủ phủ” nghề câu cá ngừ đại dương? Sự thể là do chất lượng cá kém, do giá cá ngừ đã và đang trên đà lao dốc, xuất khẩu giảm sâu.

Chiều 7/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng chủ trì cuộc họp bàn về quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đên năm 2025.