Cà Mau Được Mùa Khai Thác Thủy Sản

Ngư dân tỉnh Cà Mau đã "trúng đậm" vụ khai thác thủy sản trên biển ngay trong cơn biển động do cơn bão số 3. Sản phẩm đánh bắt được bao gồm tôm, nhiều nhất là cá khoai, mực… đã làm cho nhiều hộ ngư dân có thu nhập xấp xỉ 100 triệu đồng, sau khi trừ chi phí. Đây là đợt "trúng đậm" đầu tiên về đánh bắt thủy sản của ngư dân Cà Mau từ đầu năm đến nay.
Ông Lưu Minh Nhật, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, nơi có cửa biển lớn nhất tỉnh Cà Mau là Sông Đốc cho biết: Nắm được quy luật của thiên nhiên, mặc dù biển động, nhưng bà con ngư dân vẫn vừa bám biển, vừa liên lạc với đất liền để nắm tình hình thời tiết, nhờ đó mà các chuyến biển của bà con được bội thu, đồng thời bảo đảm an toàn.
Cơn bão số 3 vừa tan, nhưng cơn bão số 4 đang hình thành trên biển Đông. Hiện nay trên vùng biển Cà Mau có trên 4.000 phương tiện đang hoạt động. Đây là thời điểm tôm, cá hội tụ nhiều nhất trong năm, nên bà con ngư dân tận dụng triệt để khai thác, nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Để bảo đảm an toàn tài sản, tính mạng cho bà con khi sản xuất trên biển, Bộ đội biên phòng đã phối hợp cùng với chính quyền triển khai các biện pháp tích cực, khi ra khơi phương tiện phải bảo đảm, bà con cam kết thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn như phao cứu hộ, hệ thống thông tin liên lạc... Ngoài ra, đội tàu cứu hộ cũng được huy động trực 24/24 giờ, để kịp thời ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra.
Related news

Mặc dù là nước nông nghiệp, song mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi, trong đó có khoảng trên 5 triệu tấn ngô. Do đó việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngô nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào ngô nhập khẩu đang được ngành nông nghiệp kỳ vọng lớn.

Theo Chi cục Thủy lợi, đến ngày 9-8, toàn tỉnh Bắc Giang còn khoảng 1 nghìn ha lúa ở huyện Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên tiêu bằng hệ thống tự chảy vẫn bị ngập úng do mực nước sông cao. Ước tính, toàn tỉnh có hơn 2 nghìn ha lúa mất trắng sau đợt mưa lũ vừa qua.

Mô hình liên kết sản xuất ngô lai thương phẩm mang lại nhiều hiệu quả kinh tế.

Trước thực trạng hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng) liên tiếp gặp khó khăn trong tiêu thụ những niên vụ gần đây; đặc biệt là giá trị thị trường luôn rớt xuống ở mức rất thấp mỗi khi bước vào vụ thu hoạch rộ, tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp trước thềm niên vụ hành sắp tới.

Tận dụng tiềm năng, lợi thế đất đai, bà con nông dân trong tỉnh Bắc Ninh mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình nuôi trồng cây, con đặc sản, gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa. Qua đó, nhiều gia đình vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.