Cà Mau Cảnh Báo Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi

Mặc dù trong tháng 4 vừa qua, Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau cho biết tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi công nghiệp trên địa bàn tỉnh có chiều hướng giảm nhưng dịch bệnh vẫn có nguy cơ bùng phát trong thời gian tới.
Hiện nay, diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng mạnh trong khi thời tiết đang diễn biến bất thường, thời tiết giao mùa là thời điểm dịch bệnh trên tôm nuôi dễ bùng phát.
Ngoài yếu tố thời tiết thì môi trường nước cũng chứa nhiều mầm bệnh, do lâu nay người dân có thói quen xả thải nước từ ao bệnh trực tiếp ra sông, kênh rạch khiến dịch bệnh lây lan nhanh. Đáng lo ngại hơn hết là theo Cục Thú y: Cà Mau là một trong 6 tỉnh có diện tích tôm nuôi bị bệnh nhưng không xác định được nguyên nhân.
Để giảm thiệt hại về sản xuất trong điều kiện thời tiết bất thường như hiện nay, người nuôi tôm cần tuân thủ đúng hướng dẫn của ngành chuyên môn ngay từ khâu lựa chọn con giống đến chăm sóc trong quy trình nuôi.
Related news

Ông Trần Luật Sự cho biết, đầu năm 2012, tình cờ gặp một người quen cung cấp tài liệu, quy trình nuôi cá chình bông. Ông đã mạnh dạn đầu tư xây dựng 2 hồ nuôi với diện tích 40m2 và chia thành 2 phần với vách ngăn cố định bằng tường xi măng để phân loại cá chình trong quá trình nuôi.

Yêu biển, yêu quê hương nơi mình sinh ra, chàng thanh niên Công giáo huyện Tiền Hải (Thái Bình) Trương Văn Trị đã ấp ủ và thành công trong việc thuần hóa cá vược nuôi từ môi trường nước mặn sang môi trường nước ngọt.

Phòng Kinh tế thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã triển khai mô hình nuôi chim bồ câu giống Pháp quy mô hộ gia đình trên địa bàn, với 10 hộ tham gia. Từ 25 cặp chim bố mẹ ban đầu, đến nay mỗi hộ tham gia đã nhân lên từ 100 đến 130 cặp chim bố mẹ.

Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng vừa phát hiện một loài động vật chân đốt gây hại bộ rễ của nhiều loại rau Đà Lạt như măng tây, khoai tây, đậu đỗ, hành lá, xà lách, cà rốt, bó xôi, cải bông xanh… Loài động vật này có chiều dài từ 0,5 - 2cm, toàn thân thường một màu trắng đục, có 6 - 12 đôi chân chui lủi rất nhanh trong đất, nên nông dân quen gọi là loài “siêu nhân”.

Bước vào đầu vụ thu đông 2014, nông dân phấn khởi vì giá lúa tươi các loại được thương lái mua tại ruộng hơn 5.000 đồng/kg. Mức giá này được xem là tốt nhất trong nhiều vụ gần đây. Tuy nhiên, niềm vui của nông dân chưa trọn vẹn khi gặp mưa lớn liên tục, chi phí thu hoạch đội lên.