Thêm 2 Tỉnh Xuất Hiện Cúm Gia Cầm Độc Lực Cao

Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) vừa công bố thêm ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 mới phát sinh tại một số hộ chăn nuôi thuộc 2 tỉnh: Quảng Trị và Quảng Ngãi.
Cụ thể là ổ dịch tại 2 hộ chăn nuôi vịt với gần 3.000 con từ 12 - 14 ngày tuổi ở thôn Xuân Mỵ, xã Trung Hải, huyện Gio Linh và thôn Đồng Nhơn Nam, xã Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Trị và Quảng Ngãi.
Chi cục Thú y tỉnh Quảng Trị và Quảng Ngãi đã tiến hành tiêu hủy đàn vịt mắc bệnh và áp dụng các biện pháp chống dịch. Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tiêu hủy toàn bộ 2 đàn vịt mắc bệnh trên và áp dụng các biện pháp chống dịch.
Trước đó, ổ dịch H5N6 lần đầu tiên xảy ra tại tỉnh Lào Cai, đến nay đã gần qua 19 ngày nhưng không có ổ dịch mới phát sinh.
Được biết, vi rút cúm gia cầm A/H5N6 là một chủng vi rút cúm độc lực cao. Trước đó, chủng vi rút này đã từng được phát hiện ở vịt trời và chim hoang dã tại Thụy Điển, Đức, Mỹ, Đài Loan. Đây cũng là chủng vi rút có độc lực cao đã từng gây tử vong trên người tại Trung Quốc.
Theo Tổ chức Thú y thế giới, H5N6 là chủng vi rút có độc lực cao nhưng chưa có bằng chứng lây truyền từ người sang người, nên việc theo dõi, giám sát diễn biến của chủng vi rút mới cần được thực hiện chặt chẽ để có ứng phó kịp thời khi dịch bùng phát trên gia cầm.
Related news

Ngày 7/5, Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương phối hợp với Trạm Khuyến nông lâm ngư huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) tổ chức hội nghị đánh giá kết quả mô hình giống lúa mới Thiên ưu 8.

Được mệnh danh là “vua” mắc ca của tỉnh Lâm Đồng, thế nhưng ông Trần Vinh (TP Đà Lạt) đang đứng trước nguy cơ phá sản vì nguồn vốn đã cạn kiệt do đầu tư vào loại cây quá mới mẻ này

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - Phạm S vừa phê duyệt các đối tượng, mức hỗ trợ và phân bổ kinh phí hỗ trợ giống để thực hiện kế hoạch tái canh, cải tạo giống cà phê trên toàn tỉnh năm 2015.

Tưới nước tiết kiệm bằng công nghệ mới là giải pháp hiệu quả áp dụng cho sản xuất nông nghiệp trong mùa khô Tây Nguyên. Hạn hán, thiếu nước tưới vào mùa khô là nguyên nhân khiến năng suất cà phê ở Tây Nguyên sụt giảm, thậm chí có nhiều diện tích mất trắng.

Đó là dự án “Xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn trồng lúa theo hướng ứng dụng công nghệ cao tại xã Vọng Thê, Thoại Sơn” do Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh An Giang là cơ quan quản lý và Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang) là cơ quan chủ trì.