Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cấp Phép Cho Ngô Biến Đổi Gene, Giảm Áp Lực Nhập Khẩu?

Cấp Phép Cho Ngô Biến Đổi Gene, Giảm Áp Lực Nhập Khẩu?
Publish date: Monday. August 25th, 2014

Áp lực về nhập khẩu hàng triệu tấn bắp mỗi năm đã thôi thúc ngành nông nghiệp công nhận sản phẩm biến đổi gene.

Theo đó Hội đồng An toàn sinh học, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã kết luận sản phẩm ngô biến đổi gene an toàn đối với môi trường và đa dạng sinh học. 

Song có lẽ quan trọng hơn cả vẫn là sức ép từ số liệu nhập khẩu ngô mỗi năm. Cụ thể báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong sáu tháng đầu năm 2014, so với cùng kỳ năm trước, khối lượng bắp nhập khẩu tăng gấp 2,4 lần về lượng và 87,1% về giá trị; khối lượng nhập khẩu đậu nành (đậu tương) tăng 25,8% về lượng và 22,3% về giá trị.

Cho rằng cây ngô biến đổi gene có khả năng tự kháng sâu bệnh, cỏ dại, chịu hạn, chịu lạnh, chịu mặn, giàu dưỡng chất… năng suất lại cao hơn 10-20% so với các giống bắp truyền thống nên Bộ NN&PTNT đang kỳ vọng vào loài cây này.

Trong khi đó giới chuyên môn chưa hẳn đồng tình với loài cây này không đơn giản chỉ vì sự an toàn đối với sức khỏe con người và môi trường mà hơn thế là sự phụ thuộc giống cây.

Theo giới chuyên môn cây trồng BĐG đều là sản phẩm của các công ty đa quốc gia chứ không phải từ các đơn vị trong nước nên có thể việc phổ biến cây trồng BĐG chỉ làm lợi cho doanh nghiệp nước ngoài.

Trong khi đó việc thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp lại đang được xem là yếu khi người nông dân trồng lúa bán giá rẻ, bỏ ruộng và không ít nơi hoa quả trồng không bán được và đem cho trâu bò ăn.

Điều này còn trái ngược hơn trong khi việc xuất khẩu gạo Việt Nam luôn đứng trong top giá rẻ thì việc nhập khẩu thức ăn chăn nuôi lại phải chịu giá đắt.

TS Lê Bá Lịch, Hiệp hội thức ăn gia súc từng chia sẻ rằng, mỗi năm Việt Nam đang nhập khoảng 2 triệu tấn thức ăn gia súc mất khoảng 550 triệu đô. Trong khi đó với ngô hoàn toàn có thể sản xuất được trong nước. Gạo thì xuất giá rẻ nhưng trong nước thì phải nhập thức ăn. Tại sao lại không cơ cấu lại?.

Trong khi đó với cây trồng biến đổi gene thì TS Dương Hoa Xô, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM cho rằng: việc khảo nghiệm được tiến hành trong ba năm (2010-2012) với một số chỉ tiêu cơ bản trên đồng ruộng nên không thể giải quyết và trả lời được hết mọi nguy cơ rủi ro có thể xảy ra với môi trường sinh thái và sức khỏe con người.


Related news

Phát triển chăn nuôi hàng hóa bền vững Phát triển chăn nuôi hàng hóa bền vững

Đồng chí Nguyễn Ngọc Quang - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã nhất trí một số đề xuất của Sở NN&PTNT tại buổi làm việc đánh giá kết quả triển khai các nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 được tổ chức mới đây.

Monday. November 16th, 2015
ĐBSCL chuẩn bị đón làn sóng đầu tư Nhật vào nông nghiệp ĐBSCL chuẩn bị đón làn sóng đầu tư Nhật vào nông nghiệp

ĐBSCL đang chờ đợi cơ hội đón làn sóng đầu tư Nhật Bản vào lĩnh vực nông nghiệp.

Monday. November 16th, 2015
Tạo đẳng cấp cho sản phẩm cá tra trên thị trường thế giới Tạo đẳng cấp cho sản phẩm cá tra trên thị trường thế giới

Sau một thời gian phát triển quá nóng, nay cá tra Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nổi cộm, kể cả sản xuất trong nước cũng như trên thị trường xuất khẩu.

Monday. November 16th, 2015
Nhiều người bị rắn lục đuôi đỏ cắn khi thu hoạch cà phê Nhiều người bị rắn lục đuôi đỏ cắn khi thu hoạch cà phê

Hiện nay, người dân ở tỉnh Đăk Lăk cũng như các tỉnh Tây Nguyên bắt đầu bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2015-2016. Tuy nhiên, nhiều người dân ở tỉnh Đăk Lăk khi vào vườn thu hái cà phê bị rắn lục đuôi đỏ cắn phải nhập viện điều trị, khiến cho người dân khiếp sợ…

Monday. November 16th, 2015
Thẩm định quy hoạch vùng trồng thanh long Thẩm định quy hoạch vùng trồng thanh long

Chiều 11/11, ông Huỳnh Thanh Cảnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định quy hoạch vùng trồng thanh long trong tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

Monday. November 16th, 2015