Cá Bè Trên Sông Chà Và (Long Sơn) Lại Chết Hàng Loạt
8 hộ nuôi bị thiệt hại gần 3 tấn cá bớp
Theo thông tin khẩn qua điện thoại của ông Dương Văn Hùng, một hộ nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và, thuộc địa bàn xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu), từ 10 giờ sáng ngày 25–12, cá nuôi trong các nhà lồng bè ở vùng nuôi số 2 theo Quy hoạch nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và, có hiện tượng ngộp nước và chết hàng loạt. 8 hộ nuôi có số lượng cá chết nhiều là: Dương Văn Hùng, Dương Văn Thanh, Lê Văn Phê, Nguyễn Tấn Phúc, Lê Văn Công, Nguyễn Văn Sang, Võ Văn Hùng, Phạm Văn Bé. Thiệt hại khoảng 3 tấn cá bớp/1.100 con.
Ông Dương Văn Hùng cho hay, thời điểm xảy ra cá chết, các hộ dân nuôi trồng ở khu vực này thấy nước có màu tím thẫm, bốc mùi hôi từ khu vực thượng nguồn, phía cổng số 6 Tân Hải – khu vực chế biến hải sản của huyện Tân Thành – đổ mạnh xuống vùng nuôi.
Các hộ dân đã thông báo cho nhau và thực hiện biện pháp chạy ghe máy, quạt chân vịt đẩy luồng nước này ra giữa dòng, nhưng cá bớp nuôi trong lồng vẫn nổi đầu lên đớp nước, rồi nhảy dựng khỏi mặt nước, trên da nổi những đốm bông trắng và chết hàng loạt. Hầu hết cá bớp của các hộ nuôi đang vào tháng thứ 6 – 8 có trọng lượng 2 – 3 kg/con.
Được thông tin này, cán bộ của Phòng nuôi trồng và quản lý thủy sản (Chi cục Thủy sản), Phòng Kiểm dịch, Phòng Dịch tễ (Chi cục Thú y) thuộc Sở NN&PTNT cùng với cán bộ Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh), đã đến hiện trường ghi nhận thông tin từ người dân, quan sát thực tế, lấy mẫu nước, mẫu cá chết để làm cơ sở đánh giá nguyên nhân gây ra cá chết hàng loạt.
Theo nhìn nhận của ông Huỳnh Văn Thêm, Chi cục phó Chi cục thú y, tình trạng cá chết hàng loạt vào thời điểm nước ròng, nước có mùi hôi và trên da cá chết đều nổi bông trắng, thì nhiều khả năng là do ô nhiễm nguồn nước. Như vậy, đây là đợt thứ 2 trong năm 2013 xảy ra hiện tượng cá nuôi lồng bè trên sông Chà Và chết hàng loạt. Đợt 1 vào ngày 15 – 9, có 14.700 con cá bớp và cá chim của 5 hộ bị chết với nguyên nhân được xác định là do ô nhiễm nguồn nước.
Related news
Sản lượng khai thác hải sản của Quảng Nam trong 2 tháng đầu tiên của vụ sản xuất chính cũng như sản lượng khai thác hải sản từ đầu năm đến nay đều thấp hơn cùng kỳ.
Do khổ thông thuyền thấp, cầu Thạnh Đức, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) vô tình trở thành vật cản, chia cắt luồn lạch di chuyển, khiến tàu thuyền của ngư dân thôn Thạnh Đức 1 không về được đầm Nước Mặn để neo trú. Không chịu “đầu hàng” trước trở ngại, ngư dân nơi đây đã nảy ra sáng kiến làm cabin “hai tầng”, có thể tháo rời tầng trên nhằm dễ dàng hạ độ cao, giúp tàu vượt “gầm cầu” thấp, tiến ra biển lớn.
Nhà máy chế biến tinh dầu quế xây dựng tại thị trấn Trà Xuân (Trà Bồng) đi vào hoạt động mỗi năm sử dụng 10.000 tấn cành lá quế, tạo sự an tâm cho người trồng quế về thị trường đầu ra. Đây là “mắt xích” rất quan trọng tạo ra chuỗi khép kín trong quy trình trồng và tiêu thụ quế để cho thương hiệu quế Trà Bồng càng có điều kiện vươn xa.
Đợt lũ nghịch mùa cuối tháng 3.2015 khiến nhiều diện tích hoa màu hư hỏng. Bù lại, những ngày qua, người trồng đậu phụng đang vui mừng, phấn khởi vì đậu phụng vừa được mùa lại được giá.
Kể từ khi thành phố mở rộng, sáp nhập thêm các xã biển là Nghĩa An, Nghĩa Phú, Tịnh Kỳ, Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi xuất hiện thêm nghề biển. Với số lượng tàu thuyền, sản lượng đánh bắt chiếm đến 40% của cả tỉnh, TP Quảng Ngãi bây giờ đã trở thành “trung tâm” nghề biển…