Cá Bè Trên Sông Cái Lại Chết Hàng Loạt

Trong 3 ngày qua, cá bè của nhiều hộ dân trên sông Cái (nhánh sông Đồng Nai), đoạn qua địa phận TP.Biên Hòa lại chết hàng loạt.
Chị Phạm Thị Ngần, một trong những hộ nuôi cá bè trên sông Cái, mấy ngày qua như ngồi trên đống lửa nhìn cá chết hàng loạt. Chị cho biết cứ nửa đêm về sáng cá trong bè của nhà chị lại nổi đầu lên mặt nước và có biểu hiện ngộp nước. Cho đến sáng, khi nước ròng thì hàng loạt cá chết nổi trên mặt nước, chủ yếu là diêu hồng, cá chép và cá trắm. Trung bình mỗi ngày nhà chị Ngần vớt khoảng 120kg cá chết. Với giá bán như hiện nay (40 - 45 ngàn đồng/kg), mỗi ngày nhà chị mất trắng khoảng 5 triệu đồng.
Đây cũng là tình cảnh chung của nhiều hộ dân nuôi cá bè trên sông Cái trong những ngày qua. Điều đáng nói, đây là những lứa cá mà người dân đang chăm sóc với hy vọng xuất bán vào đợt cao điểm Tết Nguyên đán sắp tới. Trước tình trạng này, nhiều hộ nuôi cá đã bán đổ bán tháo với giá thấp hơn nhiều so với bình thường.
Trước đó, vào các năm 2010, 2012, cá bè của những hộ dân nơi đây cũng đã xảy ra tình trạng chết hàng loạt với số lượng có lúc lên tới hàng trăm tấn do ô nhiễm nguồn nước thải chưa qua xử lý của một số nhà máy sản xuất công nghiệp.
Hiện trên sông Cái, đoạn qua địa bàn các phường Thống Nhất, An Bình, Tân Mai, Tam Hiệp và xã Hiệp Hòa có 270 hộ dân nuôi 643 bè cá. Trong khi đó, theo kế hoạch tổ chức di dời, sắp xếp bè cá trên sông Cái cho phù hợp cảnh quan sinh thái sông Đồng Nai của UBND TP.Biên Hòa, có 247 hộ được nuôi 271 bè trên 5 đoạn sông đã quy hoạch có tổng chiều dài gần 4km. Tuy nhiên, việc di dời đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Related news

Tiền Giang có lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển nghề nuôi thủy - hải sản. Nhìn nhận thực tế từ những năm qua cho thấy, nghề nuôi trồng thủy sản đã có những giai đoạn phát triển rất "nóng", tập trung vào nuôi tôm công nghiệp, cá tra, cá bè hay nhuyễn thể.

Tính đến ngày 27-6-2015, các doanh nghiệp trong cả nước đã ký được hợp đồng xuất khẩu 475.294 tấn cá tra các loại, trong đó Trung Quốc và Hồng Kông chính thức vượt Mỹ để trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, tính đến thời điểm này, theo báo cáo của Hiệp hội cá tra Việt Nam (VN Pangasius).

Hội nhập nền kinh tế thế giới vừa là cơ hội, nhưng cũng đầy thách thức với ngành chăn nuôi của mỗi quốc gia khi hàng rào thuế quan xóa bỏ, thuế xuất nhập khẩu các loại sản phẩm sẽ trở về “con số 0”.

Cam Tuyền là xã thuộc vùng gò đồi của huyện Cam Lộ (Quảng Trị), có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kinh tế chưa phát triển nên đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Trước đây, hầu hết người dân trong xã đều chăn nuôi bò theo lối chăn thả tự nhiên, tổng đàn bò khá lớn nhưng hiệu quả thu được không cao do lượng thức ăn tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu (đàn bò mới được đáp ứng từ khoảng 50% đến 70% nhu cầu dinh dưỡng cần có); khả năng phát triển đồng cỏ hạn chế do không có đất dành riêng cho mục đích chăn nuôi.

Tổ chức kỷ lục Việt Nam vừa công bố top 50 món ăn đặc sản, ẩm thực Việt Nam lần thứ ba – 2015. Trong đó có 2 loại rau củ của Vĩnh Long là khoai lang và xà lách xoong.