Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bưởi, Quýt Phục Vụ Tết Ất Mùi-2015 Dự Báo Mất Mùa

Bưởi, Quýt Phục Vụ Tết Ất Mùi-2015 Dự Báo Mất Mùa
Publish date: Friday. December 19th, 2014

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, 2 loại trái cây phục vụ Tết Nguyên đán Ất Mùi-2015 được trồng nhiều trên địa bàn tỉnh là bưởi da xanhvà quýt đường đều thất thu. Trong đó, sản lượng quýt dự kiến giảm 50% do diện tích trồng quýt đã giảm mạnh, bưởi giảm 30-40% do sâu bệnh làm rụng trái non.

Hơn 80% vườn bưởi tại Sông Xoài (huyện Tân Thành) bị nhiễm bệnh, dự đoán vụ bưởi Tết năm nay mất mùa.

Sản lượng giảm

Theo ông Tạ Anh Kiệt, Chủ nhiệm HTX bưởi da xanh Sông Xoài (xã Sông Xoài, huyện Tân Thành), bưởi da xanh có nguồn gốc từ miền Tây. Khi đưa về trồng tại xã Sông Xoàivẫn sinh trưởng tốt, sản phẩm tiêu thụ dễ và cho hiệu quả cao hơn so với một số loài cây ăn trái khác.

Tuy nhiên, mùa bưởi Tết năm nay, người trồng bưởi trên địa bàn Sông Xoài đang lo lắng bưởi sẽ mất mùa vào dịp Tết vì tỷ lệ hoa đậu trái thấp, hoặc đậu trái non nhưng rụng nhiều. Đây là tình trạng chung mà các nhà vườn trồng bưởi tại Tân Thành đang phải đối mặt.

Theo thống kê của HTX bưởi da xanh Sông Xoài, huyện Tân Thành, Sông Xoài có khoảng 100 hộ trồng bưởi da xanh trên tổng diện tích 120ha, trong đó có hơn 30ha bưởi đang thu hoạch. Năng suất trung bình mỗi vụ đạt 4-5 tấn/ha.Vào mùa Tết Nguyên đán,xã Sông Xoài cung cấp cho thị trường hơn 100 tấn bưởi, giá bán trung bình khoảng 40.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, vụ bưởi phục vụ Tết Nguyên đán Ất Mùi có khả năng mất mùa do tác động của thời tiết. Theo ông Hồ Hoàng Kha, Phó Chủ nhiệm HTX, có khoảng 80% diện tích vườn bưởi xuất hiện tình trạng rụng trái non.

Với những hộ trồng quýt đường ở huyện Xuyên Mộc, đây là năm thứ 2 sản lượng quýt sụt giảm do bệnh vàng cuống làm rụng trái hoành hành. Hàng trăm ha quýt bị chặt bỏ do nhiễm bệnh không cứu chữa đượccũng làm cho mùa quýt Tết năm nay giảm sản lượng.

Ông Dương Xuân Nôi, Phó Chủ tịch UBND xãTân Lâm cho hay, trước đây xã Tân Lâm có 200 hộ dân canh tác khoảng 400ha quýt đường. Vào mỗi vụ quýt tết, Tân Lâm xuất ra thị trường từ 30.000-40.000 tấn quýt đường. Thế nhưng, hiện ở Tân Lâm có nhiều vườn quýt đường bị xóa sổ.

Cụ thể, tại ấp Suối Lê có hộ ông Dương Chắn Dưỡng (5ha), hộ ông Nguyễn Văn Kích (5ha) trồng quýt đường,đều đã chặt bỏ gần hết để trồng cây khác. Hay vườn quýt đường của ông Phạm Văn Thúy, ấp Bàu Chiên với 18ha đã cho thu hoạch nhưng cũng bị chặt bỏ để trồng thanh long ruột đỏ… Theo thống kê, đến thời điểm này, đã có hơn 100ha quýt đường đã bị phá bỏ do bệnh vàng cuống làm rụng trái non. Theo dự báo của người trồng quýt tại huyện Xuyên Mộc, vụ quýt này sản lượng quýt đường của xã Tân Lâm giảm một nửa so với vụ trước.

Dịch bệnh đe dọa cây trồng

Trước tình trạng bệnh vàng cuống làm rụng trái hoành hànhtại các vườn quýt ở Xuyên Mộc, đã có nhiều đoàn cán bộ, kỹ sư của ngành nông nghiệp đến khảo sát, nhưng đến nay vẫn chưa đưa ra được giải pháp trị bệnh. Quýt là loài cây khó tính, để có vườn quýt đẹp, trái đều, người trồng tốn rất nhiều công sức chăm sóc.Mặc dù được trồng rộng rãi trên địa bàn huyện Xuyên Mộc nhưng hầu hết các chủ vườn quýt chủ yếu vẫn canh tác theo kinh nghiệm nên dịch bệnh dễ xảy ra.

Còn các hộ trồng bưởi tại huyện Tân Thành cho rằng, nguyên nhân của việc mất mùa bưởi tết năm nay là do thời tiết diễn biến thất thường như lúc nắng nóng kéo dài làm cây thiếu nước;khi thì mưa lớn và kéo dài làm vườn bưởi bị úng nước, chết cây.

Tuy nhiên, nhận định về hiện tượng mất mùa bưởi Tết năm nay, các nhà khoa học nông nghiệp tại Trung tâm cây ăn quả miền Đông Nam bộ cho rằng, ngoài yếu tố thời tiết còn do yếu tố chăm sóc và phòng, trị bệnh của bà con nông dân thời gian qua chưa hiệu quả.

Mặt khác, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng dịch bệnh cũng được xác định là do người trồng không kiểm soát được nguồn giống. Hơn nữa, xét về vùng đất trồng quýt, đất BR-VT khác với chất đất miền Tây (nơi xuất xứ giống quýt) nên chưa thể nói là phù hợp để canh tác cây quýt bền vững.

Ở vùng đất mới tình hình sâu bệnh nhiều nên vòng đời cây quýt cũng ngắn hơn. Vì vậy, nếu ngành nông nghiệp không tìm được giải pháp phòng trừ bệnh vàng cuống và rụng trái non trên quýt và bưởi thì nguy cơ mất cây trồng cho hiệu quả cao đối với cây bưởi và quýt đường là rất lớn.

Nguồn bài viết: http://www.baobariavungtau.com.vn/kinh-te/201412/buoi-quyt-phuc-vu-tet-at-mui-2015-du-bao-mat-mua-568494/


Related news

Nông Dân Phú Quốc Thiếu Vốn Trồng Tiêu Nông Dân Phú Quốc Thiếu Vốn Trồng Tiêu

Giá hạt tiêu trên huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) hiện dao động 110.000 - 120.000 đồng/kg.Vài năm qua, giá tiêu ổn định, người trồng có lãi, nhưng do chi phí đầu tư trồng mới cây tiêu tăng cao, nông dân huyện đảo không có điều kiện mở rộng diện tích hồ tiêu.

Wednesday. July 24th, 2013
Lao Đao Nghề Nuôi Nhím Lao Đao Nghề Nuôi Nhím

Cách đây vài năm ở Nam Định, nuôi nhím được coi là nghề “hái” ra tiền nên đã thu hút nhiều hộ nông dân không ngần ngại đầu tư lớn để nuôi loài động vật hoang dã này.

Thursday. July 25th, 2013
Mô Hình Nuôi Cá Bóp Thương Phẩm Tại Đảo Hòn Chuối Ở Cà Mau Mô Hình Nuôi Cá Bóp Thương Phẩm Tại Đảo Hòn Chuối Ở Cà Mau

Hai năm trở lại đây, mô hình nuôi cá bóp bằng lồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân sinh sống tại đảo Hòn Chuối (Cà Mau). Đó là tín hiệu đáng mừng để người dân nơi đây vươn lên thoát nghèo.

Wednesday. April 10th, 2013
Bùng Phát Dịch Bệnh Hại Tôm Bùng Phát Dịch Bệnh Hại Tôm

Ngày 7-7, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết, trong tuần qua, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ đã xảy ra ở 6 tỉnh, thành Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, TPHCM, Tiền Giang và Cà Mau. Tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại do bệnh đốm trắng là 1.843ha và diện tích bị thiệt hại do hội chứng gan tụy cấp là 2.797ha. Địa phương có diện tích bị thiệt hại nhiều nhất là Cà Mau.

Tuesday. July 9th, 2013
Nuôi Cá Chiên Lồng Ở Thái Hòa (Tuyên Quang) Nuôi Cá Chiên Lồng Ở Thái Hòa (Tuyên Quang)

Với ưu thế “Cận lộ, cận giang”, nhất là tận dụng dòng sông Lô chảy qua với nhiều loài cá quý hiếm tự nhiên, người dân Thái Hòa (Hàm Yên - Tuyên Quang) đã đánh bắt và chuyển sang nuôi thử nghiệm những giống cá đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Giờ thì riêng khoản nuôi cá chiên lồng trên sông Lô đã trở thành “nghề hốt bạc” của nhiều hộ nông dân nơi đây.

Thursday. April 11th, 2013