Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Đầu Tư Thủy Lợi Nội Đồng Phục Vụ Nuôi Tôm

Tăng Cường Đầu Tư Thủy Lợi Nội Đồng Phục Vụ Nuôi Tôm
Publish date: Tuesday. March 18th, 2014

Xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) có diện tích nuôi thủy sản khá lớn trên 890ha (chủ yếu nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng).

Con tôm được xem là con nuôi chủ lực góp phần phát triển kinh tế địa phương. Để phát huy hiệu quả nuôi tôm trên địa bàn, bên cạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật, chọn giống mới năng suất cao, những năm qua xã Mỹ Long Nam đã tập trung đầu tư làm thủy lợi nội đồng, nhằm rửa phèn, trữ nước, phục vụ tốt nhu cầu người nuôi.

Trên địa bàn xã hiện có 64 tuyến kênh phục vụ nuôi trồng thủy sản, trong đó có 01 tuyến cấp I dài 06km; 19 tuyến cấp II dài 30,7km; 44 tuyến cấp III dài 14,2km. Đây là các công trình lủy lợi góp phần quan trọng phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân, đặc biệt là phục vụ nuôi tôm.

Để các tuyến kênh trên địa bàn xã phát huy hiệu quả, hàng năm xã phối hợp với phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện lập kế hoạch thực hiện nạo vét thủy lợi nội đồng. Từ đầu năm đến nay, xã nạo vét được 04 tuyến kênh cấp III thuộc địa bàn ấp Ba và ấp Năm với chiều dài khoảng 3,6km, khối lượng đào đắp 17.900m3.

Ông Phạm Văn Hải, ở ấp Tư có 02 hồ nuôi tôm công nghiệp với diện tích 0,65ha, nhờ hưởng lợi từ tuyến kênh nội đồng đi qua, nên diện tích nuôi tôm của ông đảm bảo tiêu thoát, trữ nước quanh năm.

Ông Hải phấn khởi cho biết: Không riêng gì tôi mà nông dân nuôi tôm ở đây rất đồng tình và vui mừng mỗi khi Nhà nước quan tâm đầu tư công trình thủy lợi trên địa bàn. Ngoài tạo thuận lợi trong việc nuôi tôm, các tuyến kênh nội đồng còn giúp chúng tôi vận chuyển vật tư nông nghiệp phục vụ nuôi tôm dễ dàng hơn.

Vụ tôm 2014, đến nay, toàn xã có 107 hộ thả nuôi 10,65 triệu con giống tôm sú, diện tích 46,2ha và 675 hộ thả nuôi 259,5 triệu con tôm thẻ chân trắng, diện tích 404,5ha, tôm đang phát triển tốt. Để đáp ứng đủ nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất cho người dân Mỹ Long Nam nói riêng, huyện Cầu Ngang nói chung, ông Nguyễn Trung Chánh, Phó Giám đốc Xí nghiệp thủy nông huyện cho biết: Để thực hiện có hiệu quả công tác điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhất là nuôi thủy sản, hàng năm, xí nghiệp thủy nông thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá công trình, tiến hành đại tu, sửa chữa thay bi, bạc, các thiết bị điện và kiểm tra sửa chữa các cống dưới đê, cống nội đồng… Đảm bảo 100% công trình vận hành hết công suất phục vụ sản xuất.

Bên cạnh đó, Xí nghiệp thủy nông cũng phân cấp quản lý, củng cố và xây dựng tổ đội thủy nông nội đồng đủ khả năng đảm nhận quản lý, khai thác nội đồng...

Nhờ thủy lợi nội đồng phục vụ nuôi tôm hoàn chỉnh, người nuôi an tâm mở rộng sản xuất tăng thu nhập, góp phần nâng chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 23 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,68%. Để nghề nuôi tôm phát triển bền vững, tăng thu nhập cho nông dân, theo ông Nguyễn Văn Bền, Chủ tịch UBND xã cho biết: Xã sẽ rà soát vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung, tận dụng nhiều nguồn vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đồng thời phối hợp cùng ngành hữu quan xử lý những khó khăn, vướng mắc giúp các hộ dân đầu tư mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp; hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình thực hành nuôi tốt (VietGAP) để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Bố trí tăng thêm vốn đầu tư xây dựng nâng cấp hệ thống thủy lợi tạo nguồn cấp, thoát nước vùng nuôi tôm công nghiệp; nghiên cứu, tham mưu bố trí lịch thời vụ thả nuôi phù hợp, ngành chuyên môn cần hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi tôm bền vững và hướng dẫn người dân thực hiện, tăng cường quản lý nhà nước các lĩnh vực, nhất là giống, vật tư kỹ thuật sản xuất, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tích cực phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh. Chủ động tham mưu UBND huyện ban hành những cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông thủy sản.


Related news

Hướng Đi Nào Cho Nghề Nuôi Và Xuất Khẩu Cá Tra Hướng Đi Nào Cho Nghề Nuôi Và Xuất Khẩu Cá Tra

Tình trạng phá giá lẫn nhau,chất lượng sản phẩm của một số doanh nghiệp không đồng nhất ở lĩnh vực xuất khẩu cá tra trong hơn 10 năm qua đã dẫn đến hệ lụy khôn lường. Nhiều hộ nuôi cá treo ao, doanh nghiệp chế biến thua lỗ hoặc sản xuất cầm chừng.

Friday. July 26th, 2013
4 Bộ Kit Phát Hiện Bệnh Tôm Hiệu Quả 4 Bộ Kit Phát Hiện Bệnh Tôm Hiệu Quả

Virus gây bệnh đốm trắng (WSSV) thuộc họ Nimaviridae, có cấu trúc virion có dạng hình trụ đến elip hoặc hình trứng, rộng khoảng 121±9nm, dài khoảng 276±26nm, có vỏ bọc, không có thể vùi. Bộ gen của virus này là DNA sợi đôi với kích thước khoảng 305 kb. Đây là loại virus gây chết tôm nhiều, nhanh nhất và có khả năng lây nhiễm cao. Khi thâm nhập vào cơ thể tôm, loại virus này cư trú ở nhiều bộ phận như mô nội bì, mô dạ dày, mang, buồng trứng (hay tinh hoàn), hệ thống thần kinh, mắt, chân bơi… Khi nhiễm bệnh, tôm có màu đỏ hồng, đốm trắng ở vỏ giáp đầu ngực, tỷ lệ tôm bị chết khi nhiễm bệnh lên đến 80-100%.

Tuesday. July 17th, 2012
Giải Pháp Nào Ngăn Chặn Hội Chứng Tôm Chết Sớm Ở Ninh Thuận Giải Pháp Nào Ngăn Chặn Hội Chứng Tôm Chết Sớm Ở Ninh Thuận

Trong những tháng qua, ở Ninh Thuận, “sự cố” tôm nuôi chết hàng loạt đã làm các vùng nuôi tôm Đầm Nại (Ninh Hải), An Hải (Ninh Phước), Phước Dinh (Thuận Nam) trở nên ảm đạm thấy rõ. Thạc sĩ Phan Đình Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản (NTTS) tỉnh cho biết: “Bệnh lạ từng được nói tới vài tháng trước giờ đã được các nhà khoa học định danh là hội chứng tôm chết sớm bởi bệnh hoại tử gan tụy, có điều chưa tìm ra tác nhân”.

Sunday. July 22nd, 2012
Để Nuôi Thỏ Trở Thành “Mỏ Vàng” Để Nuôi Thỏ Trở Thành “Mỏ Vàng”

Hiện nay, thỏ là vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ trong tỉnh Bắc Giang. Thêm vào đó, đầu tháng 6-2013, Công ty dược phẩm Nippon Zoki Nhật Bản khởi công xây dựng nhà máy Công nghệ sinh học KONISHI Việt Nam tại KCN Quế Võ (Bắc Ninh) với công suất chế biến, tiêu thụ 2 triệu con thỏ thương phẩm/năm, mở ra triển vọng cho nghề chăn nuôi thỏ ở Bắc Giang.

Friday. July 26th, 2013
Vào Mùa Thu Hoạch Lươn Ở An Giang Vào Mùa Thu Hoạch Lươn Ở An Giang

So với cùng kỳ năm trước, giá lươn thu mua tại bồn thời điểm này tuy có thấp hơn chút đỉnh nhưng người nuôi lươn vẫn phấn khởi vì lợi nhuận cao. Mô hình nuôi lươn trong bồn không sử dụng nhiều vốn, không đòi hỏi diện tích lớn, chỉ cần chịu khó chăm sóc là có thể bỏ túi vài chục triệu đồng sau 5 - 7 tháng thả nuôi.

Sunday. July 22nd, 2012