Bùng Phát Dịch Tai Xanh Ở Đắk Lắk
Dịch bệnh tai xanh trên lợn đã xuất hiện và bùng phát tại huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
Việc khống chế dịch được các ngành chức năng sớm vào cuộc, nhưng do nguồn vaccine được nhà nước hỗ trợ về địa phương chậm, đã làm cho dịch bệnh bùng phát mạnh, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.
Ổ dịch đầu tiên được phát hiện vào ngày 4/6 tại xã Quảng Điền, nhưng vì thiếu nguồn vaccine để khống chế từ đầu, nên dịch bệnh nhanh chóng lan sang các xã lân cận. Đến ngày 7/7, bệnh tai xanh trên lợn đã xuất hiện tại tất cả các xã của huyện Krông Ana, với trên 1.400 con mắc bệnh, trong đó số lợn chết và tiêu hủy là gần 400 con.
Ngành thú y địa phương đã đề nghị được cấp vaccine tiêm phòng cho tổng đàn lợn, nhưng yêu cầu này không được đáp ứng kịp thời. Trước thực trạng diễn biến phức tạp của bệnh tai xanh, Cục thú y đã hỗ trợ khẩn cấp 30.000 liều vaccine cho tỉnh Đăk Lăk chống dịch. Số vaccine này ưu tiên cấp cho địa phương đang có dịch, số còn lại dự phòng cho những địa phương khác khi có dịch tai xanh xảy ra.
Related news
Những năm trước Bùi Văn Đạt (thôn Thuận Hải, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông) vẫn đi làm thuê, cuốc mướn khắp nơi. Trong một lần sang huyện Tuy Đức đào khoai thuê, anh chứng kiến cảnh nườm nượp người đến mua dây, mua củ.
Từ đầu năm đến nay, do đầu ra bấp bênh và giảm liên tục, người chăn nuôi cả nước tiếp tục chịu cảnh thua lỗ. Không có vốn để tái đàn, thay vì làm ông chủ, nhiều hộ đã chuyển sang nuôi gia công cho các công ty chăn nuôi nước ngoài. Nếu không sớm có giải pháp khắc phục, chỉ một thời gian ngắn nữa, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ lệ thuộc 100% vào nước ngoài.
Những ngày này, trên những tuyến đường Cái Răng - Phụng Hiệp xuống Sóc Trăng, Cần Thơ - Mỹ Khánh vô thị trấn Phong Điền (TP Cần Thơ) và hai bên đường 91B, chỗ nào cũng bày bán trái dâu xanh, dâu vàng ngồn ngộn.
Sau 6 tháng thả nuôi, hàu phát triển rất nhanh, có khả năng thích nghi và phát triển tốt. Kết quả, tỷ lệ sống đạt trên 65%, trọng lượng bình quân đạt 12 con/kg, sản lượng hàu đạt 677 kg, với giá bán 32.000 đ/kg, tổng thu trên 21 triệu đồng, trừ chi phí khoảng 14 triệu, lãi trên 7 triệu (nếu quy trên héc ta thì lãi 1,4 tỷ đ/ha).
“1 phải, 5 giảm”- mô hình phát triển lúa bền vững, không chỉ mang lại hiệu quả thiết thực cho người sản xuất, mà còn góp phần bảo vệ môi trường nên được nông dân huyện Thoại Sơn áp dụng trên diện tích 9.300 héc-ta.