Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đánh thức tiềm năng đồng ruộng

Đánh thức tiềm năng đồng ruộng
Publish date: Wednesday. April 22nd, 2015

Tư duy sản xuất nông nghiệp không “trói buộc” chỉ với cây lúa, nhiều cây trồng mới giá trị kinh tế cao hơn từng bước mạnh dạn chuyển đổi. Ở mỗi địa phương người nông dân có cách nghĩ, cách làm khác nhau, lựa chọn cho mình cây trồng phù hợp, nhưng tựu chung trong tâm tư của họ luôn khát khao được thoát nghèo, được làm chủ từ chính ruộng đồng của mình. Câu chuyện về anh nông dân Đào Đình Bắc ở thôn Nà Dì, xã Dương Quang, thị xã Bắc Kạn là một ví dụ.

Bao năm trồng lúa, thửa ruộng gần 500m2 của gia đình anh Bắc cho thu nhập chẳng đáng kể, mỗi năm chỉ được 2,5 tạ thóc, trừ chi phí các loại chỉ thu về 1,5 triệu đồng tiền lãi. Năm nay anh quyết định chuyển đổi đưa cây khoai môn xuống ruộng mặc dù cây khoai môn ở vùng này người dân thường trồng ở trên đồi. Xuống giống từ cuối năm ngoái, anh đầu tư chăm bón thường xuyên, tháng 5 sẽ thu hoạch. Thửa ruộng của anh trồng được 1.600 gốc khoai mất khoảng 30kg giống. Giá mỗi kg giống 12.000 đồng.

Anh hy vọng thu hoạch được khoảng 1 tấn củ. Giá bán thấp nhất cũng được 15.000 đồng/kg. Tính ra thu nhập sẽ cao gấp nhiều lần so với trồng lúa mà công sức bỏ ra ít hơn. Cùng thôn với anh năm nay còn có 02 hộ gia đình nữa cũng mạnh dạn đưa cây khoai môn xuống ruộng. Không chỉ có vậy, vừa qua anh còn quyết định chặt bỏ cây chuối trên 2 quả đồi rộng hơn 8.000m2 để chuyển sang trồng dứa. Tính sơ sơ năm nay đồi dứa của gia đình cũng có khoảng 2.000 quả, cầm chắc thu nhập hơn chục triệu đồng.

Câu chuyện thứ hai đó là bác nông dân Đào Đình Duy cũng ở thôn Nà Dì, xã Dương Quang. Chỉ có 100m2 trồng tỏi ta thử nghiệm, vừa qua gia đình đã thu về hơn 2 triệu đồng. Phấn khởi năm tới gia đình bác quyết định sẽ chuyển 600m2 đất trồng lúa sang trồng tỏi.

Việc đưa cây cam quýt xuống đất ruộng của một số hộ dân ở xã Rã Bản, Đông Viên huyện Chợ Đồn cho thấy có sự chuyển đổi mạnh trong cách làm. Trước đây 3.000m2 ruộng của hộ gia đình ông Triệu Văn Cành, thôn Cốc Quang xã Rã Bản thường xuyên thiếu nước, cấy lúa, trồng ngô cũng chỉ đươc 1 vụ mà hiệu quả kinh tế thấp.

Việc trồng cam quýt trên đồi ở vùng này thì hiệu quả đã rõ rệt, tuy nhiên đưa cây ăn quả xuống ruộng thực ra chưa có ai làm. Nhờ sự hỗ trợ của dự án do Viện Rau quả Trung ương và Sở Khoa học Công nghệ năm 2007 gia đình ông Cành đã quyết định trồng quýt trên toàn bộ diện tích này với 400 gốc, nay diện tích đã bắt đầu cho quả. Toàn huyện Chợ Đồn có khoảng trên 1ha đất trồng lúa người dân chuyển đổi sang trồng cây ăn quả. Việc cải tạo, chuyển đổi sang trồng cây ăn quả trên diện tích canh tác cây lương thực kém hiệu quả cần được tính đến.

Có thể nhận thấy sau nhiều năm người nông dân đã nhận thấy giá trị, tiềm năng của đất đai, là thứ để sinh ra của cải. Có thể dẫn ra đây những con số cho thấy sự chuyển đổi rõ rệt trong tư duy sản xuất của người dân trong gần 20 năm qua kể từ ngày tái lập tỉnh: Giai đoạn 1997-2000, sản xuất nông nghiệp của tỉnh ta gần như bắt đầu từ con số 0, khi đó cả năm người dân chủ yếu cấy 1 vụ lúa mùa,  hệ số vòng quay của đất chỉ đạt 1,1 vụ. Từ 2000-2005, Bắc Kạn đẩy mạnh các chính sách phát triển nông nghiệp, trợ giá, trợ cước 100% cho các mặt hàng giống, phân bón phục vụ sản xuất, đưa tiến bộ khoa học đến với đồng ruộng, năng suất cây trồng, vật nuôi đã tăng đột phá, giải quyết được bài toán an ninh lương thực.

Giai đoạn 2006-2010, ngành nông-lâm nghiệp tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao; sản lượng lương thực tăng nhanh, bước đầu đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa, góp phần quan trọng trong xoá đói giảm nghèo và phát triển nông thôn.

Đặc biệt, năm 2009, diện tích canh tác đạt giá trị trên 50 triệu đồng/ha là gần 3.000 ha. Và đến nay đã có gần 3.000ha cánh đồng đạt thu nhập 70 triệu đồng. Tỷ lệ vòng quay của đất đã nâng lên 1,96 vụ. Nhiều địa phương đã vận động nhân dân làm vụ 3 (vụ đông) với một số loại cây trồng phù hợp góp phần tăng thu nhập như khoai tây, ngô đông, rau xanh…Nhiều vùng chuyên canh có diện tích cây công nghiệp ngắn ngày lên tới trên 1.000 ha đã hình thành.

Thành tích nổi bật của tỉnh ta những năm gần đây trong lĩnh vực phát triển kinh tế đó là lĩnh vực nông lâm nghiệp đạt tăng trưởng cao. Đó chính là sự tổng hợp của nhiều yếu tố trong đó chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư thâm canh, khai thác hiệu quả diện tích đất nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng để tạo thành vùng sản xuất tập trung, đem lại giá trị thu nhập cao hơn.


Related news

Nhu cầu điện phục vụ trồng khoai môn của nông dân Đại An (Trà Vinh) Nhu cầu điện phục vụ trồng khoai môn của nông dân Đại An (Trà Vinh)

Khoai môn là cây trồng truyền thống của người dân một số ấp thuộc xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, những năm gần đây, do điều kiện thuận lợi về đất đai, thổ nhưỡng, cây môn trở thành cây màu chủ lực của xã Đại An, tạo nguồn thu ổn định cho người dân. Tuy nhiên, do thiếu điện phục vụ tưới tiêu nên diện tích khoai môn của xã Đại An khó có thể tăng thêm trong thời gian tới.

Friday. July 3rd, 2015
Tìm giải pháp khắc phục meo nấm kém chất lượng Tìm giải pháp khắc phục meo nấm kém chất lượng

Gia đình anh Lê Băn Bực ở ấp Long Phú, xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp chuyên làm nghề trồng nấm rơm. Mỗi năm sản xuất ít nhất 5 vụ nấm, nhưng từ tháng 10/2014 đến nay, anh đã tạm dừng công việc trồng nấm rơm để chuyển sang trồng dưa hấu với lý do nấm rơm thường bị mất mùa dẫn đến thua lỗ.

Friday. July 3rd, 2015
Giá gừng giảm 20.000 đồng/kg Giá gừng giảm 20.000 đồng/kg

Năm 2015, toàn huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) xuống giống được 59ha gừng, tập trung nhiều ở các xã Phương Bình, Hòa An, Kinh Cùng và Hiệp Hưng… đến nay đã thu hoạch khoảng 4,5ha. Sau khoảng thời gian dài giá gừng đứng ở mức cao trung bình từ 40.000 - 45.000 đồng/kg thì đến nay giá gừng chỉ còn 25.000 đồng/kg, giảm khoảng 20.000 đồng/kg.

Friday. July 3rd, 2015
Phú Yên tìm hướng phát triển bền vững cho rau an toàn Phú Yên tìm hướng phát triển bền vững cho rau an toàn

Nhiều năm nay, rau củ an toàn là một vấn đề được rất nhiều người tiêu dùng cũng như các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, hiện diện tích trồng rau an toàn trên địa bàn tỉnh Phú Yên còn rất hạn chế; người trồng rau chưa thực sự mặn mà đầu tư cho sản phẩm này.

Friday. July 3rd, 2015
Bình Phước nặng tình với cây điều Bình Phước nặng tình với cây điều

Cách đây khoảng 5 năm, khi giá cao su tăng cao, nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước đổ xô chặt điều trồng cao su. Nay, nhiều nông dân lại chặt cao su trồng tiêu, điều… trong khi các loại cây công nghiệp lâu năm đầu tư chi phí nhiều, chắc gì đến khi thu hoạch sẽ không có một loại cây khác lên ngôi. Hiểu được quy luật đó, từ nhiều năm qua, nhiều nông dân vẫn thủy chung với cây điều, làm giàu từ trồng xen trong vườn điều.

Friday. July 3rd, 2015